Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Các biện pháp phòng ngừa ngộc độc thực phẩm

Đối với các gia đình có trẻ nhỏ sơ sinh; hệ tiêu hóa chưa ổn rất dễ gặp phải các bệnh về đường ruột. Rất ít bố mẹ có thể để ý và thấy được triệu chứng. Các cụ có câu ” Phòng bệnh hơn chữa bênh” chớ có sai. Mức độ ngộ độc thực phẩm thể hiện khác nhau; nếu không nhận ra sớm rất có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số cách phòng bệnh mà các bà mẹ nên ghi nhớ:

Thực phẩm chứa nhiều hóa chất và nhiễm độc nặng mà mắt thường không thấy được. Thận trọng trong khâu lựa chọn thực phẩm thức ăn; hay cách chế biến sẽ giúp cho gia đình bạn hạn chế mắc phải. Có một sức khỏe tốt để chống bệnh. Sau khi ăn phải một số thực phẩm không tốt gây ngộ độc sẽ có một số biểu hiện sớm; buồn nôn , đau đầu, đau bụng đi ngoài… Bạn nên để ý để thấy và phát hiện ra sớm. Vì ngộ độc ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của nạn nhân.

ăn sữa chua mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe
ăn sữa chua mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe

Sau đây là các cách phòng chống bạn nên lưu lại:

  • Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng
  • Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp
  • Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ
  • Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi
  • Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ
  • Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

 Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm:

– Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước; tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.

Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

– Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.

– Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol; hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

– Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.

Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn; và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người; sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn; và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.

Trích: hellobacsi.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *