Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Các triệu chứng bệnh nấm candida miệng

Nấm Candida thực quản hay chúng ta gọi là nấm miệng; (tiếng Anh: Esophageal candidiasis)là một bệnh nhiễm trùng ở miệng hay thực quản của nạn nhân do vi khuẩn Candida albicans. Bệnh này thường xảy ra nhiều ở bệnh nhân hóa trị liệu và mắc AIDS. Chúng cũng xảy ra ở một số bệnh nhân bị suy kém hệ miễn dịch; khiến vi khuẩn xâm nhập. Xảy ra ở trẻ nhỏ sơ sinh do hệ đường ruột vãn chưa ổn định và bảo vệ khỏi vi khuẩn. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nêu trên, thường không có triệu chứng.

Nấm miệng (nấm lưỡi) là gì?

Thường trong miệng có lượng nấm này vừa đủ; nhưng khi chúng phát triển quá mạnh sẽ gây ra tình trạng này ở lưỡi.Sự phát triển của nấm Candida albicans ở thực quản sẽ dẫn đến tưa lưỡi như nhân gian hay gọi bằng cái tên khác. Nấm Candida miệng gây ra các mảng trắng có diện rộng lớn ở miệng lưỡi và trong má. Đôi khi, bệnh tưa miệng có thể lan đến vòm miệng, nướu, amidan hoặc sau cổ họng.

Mặc dù bệnh tưa miệng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch bị ức chế hoặc một số tình trạng sức khỏe, những người đang dùng một số loại thuốc.

khi chúng lây lan xuống cuống họng
khi chúng lây lan xuống cuống họng

Triệu chứng nấm miệng ở người lớn

Đối với nấm miệng ở người lớn, phần bên trong miệng sẽ đỏ và có các mảng trắng. Khi cạo những mảng trắng này, bạn sẽ thấy những đốm đỏ như máu.

Ngoài ra, bạn cũng có một số dấu hiệu sau:

  • Vết nứt ở khóe miệng
  • Vị giác thay đổi
  • Vị khó chịu trong miệng
  • Đau bên trong miệng (như đau lưỡi hoặc đau nướu)
  • Khó ăn uống

Thực tế, bệnh nấm miệng ở người lớn thường không lây nhiễm.

Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ em

Trẻ bị nấm miệng sẽ có các mảng trắng trên lưỡi và thường rất khó để cạo chúng. Đôi khi, trẻ cũng có những đốm trắng trong miệng.

Các triệu chứng nấm miệng khác ở trẻ em gồm:

  • Trẻ không muốn ăn uống
  • Hăm tã

Trẻ có thể truyền nấm Candida khi đang bú sữa mẹ. Điều này sẽ khiến mẹ bị nhiễm nấm Candida ở vú.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc con bạn có các mảng màu trắng bên trong miệng, hãy đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bệnh nấm Candida miệng thường không phổ biến ở trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bệnh phát triển, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguyên nhân khác.

Nguyên nhân gây nấm lưỡi là gì?

Thông thường, hệ miễn dịch hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm nhập có hại, chẳng hạn như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” sống trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các cơ chế bảo vệ này thất bại, làm tăng số lượng nấm Candida và dẫn đến nhiễm trùng trong miệng.

Loại nấm Candida phổ biến nhất gây tưa miệng là Candida albicans. Một số yếu tố, chẳng hạn như hệ miễn dịch bị suy yếu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có các yếu tố sau:

  • Miễn dịch suy yếu. Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và nấm miệng ở người lớn tuổi là những vấn đề phổ biến do hệ miễn dịch ở những đối tượng này yếu, không có khả năng chống lại vi sinh vật. Bên cạnh đó, một số tình trạng y tế và phương pháp điều trị có thể ức chế hệ miễn dịch, chẳng hạn như ung thư, điều trị ung thư, ghép tạng, các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch và HIV/AIDS.
  • Bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị tiểu đường hoặc kiểm soát bệnh tốt, nấm Candida có nguy cơ phát triển mạnh trong miệng do nước bọt có chứa một lượng lớn đường.
  • Nhiễm nấm âm đạo. Nấm âm đạo là do cùng một loại nấm gây ra bệnh nấm miệng. Mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo có thể truyền bệnh sang con.

Trích: hellobacsi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *