Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Theo Bệnh Lý

Bệnh tăng huyết áp – Hệ thống dinh dưỡng hợp lý

Bệnh tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên thế giới. Mỗi năm có hàng chục triệu người mắc mới, hàng triệu người tử vong do tăng huyết áp và biến chứng của nó gây ra. Khi thành động mạch chịu áp lực cao của lượng máu, khiến tim chịu nhiều áp lực hơn, gây ra tăng huyết áp.

Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp có thể kể đến như: suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Theo thống kê của WHO, tỉ lệ người mắc tăng huyết áp chiếm hơn 1 tỷ người. Phần lớn là những người trên 40 tuổi. Cùng với các bệnh mãn tính khác, cao huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa đối tượng bệnh nhân. Ở Việt Nam, ước tính tỉ lệ bị tăng huyết áp là 25,1% với những người trên 25 tuổi ( Theo thống kê của Viện tim mạch ).

Đối với người bệnh, việc ổn định huyết áp là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp, dùng thuốc đều đặn. Thì chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

Kiểm tra huyết áp đều đặn vô cùng quan trọng

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị THA

Làm hạn chế tăng áp lực máu, duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp (người bệnh vẫn dung nạp được theo quy định của Hội Tim mạch Việt Nam).

Giảm tối đa nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị THA

Chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo. Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát  DASH diet là chế độ ăn  khuyến khích nhiều rau xanh, quả chín, các sản phẩm sữa ít béo .

Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.

Protein: 15 -< 20% tổng năng lượng.

Lipid: 20 – 25% tổng năng lượng.

Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo không no nhiều nối đôi chiếm khoảng 7 -<10% tổng năng lượng. Acid béo không no một nối đôi chiếm < 15% tổng năng lượng. Chất béo đồng phân trans chiếm < 1% tổng năng lượng. Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 – 500mg/ngày. Cholesterol < 200mg/ngày.

Glucid: tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng.

Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn khoảng 14g/1000kcal.

Lượng natri:  1600 -<  2000mg/ngày.

Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D.

Quản lý cân nặng bệnh nhân phù hợp, nếu bệnh nhân béo phì nên giảm cân.

Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh Tăng huyết áp

Khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, gạo lật ăn nhiều rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.

Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu…

lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh

Không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn…

Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…

Thực đơn mẫu

6h30- 7h00: Phở bò

11h30-12h00: Cơm (2 lưng bát), cá quả kho, rau cải xanh luộc, canh cải xanh nấu thịt, chuối tiêu 1 quả.

17h30-18h00: 1 lưng bát cơm, thịt lợn rim tiêu, su hào luộc chấm muối vừng, canh rau ngót nấu thịt, bưởi.

21h00: Sữa công thức: 150 ml.

Nguồn: viendinhduong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *