Bệnh gout – tên dân gian là thống phong. Hình thành do việc rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Khiến lượng axit uric trong máu không được lọc kịp. Lâu dần sẽ hình thành những tinh thể nhỏ. Những tinh thể này tích tụ lại ở vị trí các ổ khớp gây sưng đau.
Biểu hiện bệnh gây ra rất nặng nề: gây ra những cơn đau kéo dài, viêm khớp, sưng khớp ở các điểm nhạy cảm. Như đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và ở các ngón. Gây ra những phiền toái, bất tiền trong sinh hoạt cũng như vận động. Các cơn đau sưng đỏ về đêm còn gây mất ngủ, mất tập trung, lâu dần ảnh hưởng đến cả cột sống. Các biến chứng của Gout cũng vô cùng nguy hiểm: do lượng tinh thể urat tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng thận. Gây sỏi thận, viêm thận, suy giảm chức năng bài tiết trầm trọng.
Tuy nhiên riêng bản thân Gout không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Những cơn đau có thể được kìm hãm bằng thuốc điều trị, đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lý. Người mắc Gout tuyệt đối phải tránh xa những thực phẩm sau, nếu không muốn tình trạng bệnh trầm trọng.
Những nhóm người sau dễ mắc bệnh gout
Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này.
Nam giới (gặp 95% các trường hợp, từ 30 – 60 tuổi).
Thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa…
Uống quá nhiều rượu.
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, nấm…
Có khiếm khuyết về enzym làm cơ thể khó phân hủy purin.
Bị phơi nhiễm chì.
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, Aspirin.
Các thực phẩm phải tránh
Như vậy là bạn nằm trong nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout. Nên hạn chế rượu bia, hạn chế các thực phẩm làm tăng cân và thực phẩm giàu purin. Cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh.
Với người bệnh gout, việc lưu tâm đến chế độ ăn rất quan trọng. Cần hạn chế một số nhóm thực phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối.
Hạn chế chất đạm dưới 50 gr protein/ngày (tương đương ít hơn 200 gr thịt nạc). Không nên ăn các thực phẩm có nhân purin cao như phủ tạng (óc, tim, gan, cật…), thịt đỏ, cá trích, cá nục, cá mòi, nước hầm thịt, nấm, măng tây, trứng lộn, ca cao, sô cô la… Ăn vừa phải các thực phẩm có nhân purin trung bình như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, đậu hũ…
Nên ăn thực phẩm có nhân purin thấp như ngũ cốc, trứng, sữa, phô mai, rau lá xanh, rau củ, trái cây tươi, hạt…
Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, trà đặc, không hút thuốc lá.
Hạn chế muối, đường, mỡ nếu có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì.
Uống đủ nước (2 – 4 lít/ngày).
Vận động nhẹ nhàng, phù hợp sức khỏe.
Cuối cùng bạn phải thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh lý. Thăm khám sức khỏe định kì, điểu chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống. Để tránh xa bệnh Gout cùng các biến chứng, có một sức khỏe tốt và dẻo dai.
Nguồn: nutifood.com.vn