Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Những triệu chứng gặp ở người hạ bạch cầu

Tất cả các bệnh đều xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân; và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh hạ bạch cầu cũng nằm trong số đó. Vậy khi chúng ta mắc bệnh này thì chúng có triệu chứng gì? Rất nhiều gia đình có điều kiện để tìm hiểu ra bệnh sớm; kịp thời chữa trị. Bởi thông thường chúng ta phải đi kiểm tra định kì 6 tháng 1 lần. Nhưng có nhiều gia đình không có điều kiện đến khi bệnh phát rõ ràng mới tìm đến bác sĩ.

Vậy để bảo vệ sức khỏe của mình hãy bổ sung thêm kiến thức cần thiết nhé; cùng tìm ra các dấu hiệu về bệnh để phát hiện ra sớm; kịp thời chữa trị. Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đến tính mạng. Vậy hạ bạch cầu là bệnh như thế nào?

Bệnh hạ bạch cầu là gì? Cùng mình tìm hiểu nhé!

Bệnh giảm bạch cầu là bên trong cơ thể lượng máu có chứa số lượng bạch cầu thấp; bị giảm nhanh đột ngột. Bạch cầu trung tính là một dạng chất được tạo ra từ tủy có trong xương mỗi cơ thể. Nó có chứa trong máu và sẽ di chuyển đến chỗ vết thương hay chỗ bị nhiễm trùng. Chúng tiết ra các chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập giúp chống lại nhiễm trùng, đặc biệt nếu là tình trạng do vi khuẩn gây ra. Do đó, bài viết này sẽ tập trung đề cập đến bạch cầu trung tính.

bệnh hạ bạch cầu

Số lượng bạch cầu của người lớn và trẻ nhỏ

Đối với người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit (µl) máu dưới 1500 thì được coi là bạch cầu giảm. Đối với trẻ em, số lượng tế bào bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm bạch cầu khác nhau theo độ tuổi.

Một số người có số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức trung bình nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không phải là vấn đề đáng lo ngại. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 1000/µl và đặc biệt là dưới 500/µl uôn được coi là giảm bạch cầu trung tính, mà ngay cả những vi khuẩn bình thường từ miệng và đường tiêu hóa cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Có 4 loại giảm bạch cầu trung tính:

  • Bẩm sinh. Giảm bạch cầu trung tính do bẩm sinh hay còn gọi là bệnh Kostmann, khiến cho bạch cầu trung tính ở mức rất thấp. Một số trường hợp không xuất hiện bạch cầu trung tính. Tình trạng này khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Cyclic. Giảm bạch cầu trung tính Cyclic cũng là tình trạng bẩm sinh, gây ra sự thay đổi bạch cầu trung tính trong một chu kỳ 21 ngày. Bạch cầu giảm từ mức thông thường xuống mức thấp. Một giai đoạn giảm bạch cầu có thể kéo dài một vài ngày. Mức bình thường xuất hiện trong khoảng thời gian còn lại của chu kỳ. Chu kỳ sau đó sẽ bắt đầu lại từ đầu.
  • Bệnh tự miễn. Ở bệnh giảm bạch cầu tự miễn, cơ thể tự làm cho các kháng thể chống lại các tế bào bạch cầu trung tính. Những kháng thể giết chết các bạch cầu trung tính, dẫn đến giảm bạch cầu.
  • Tự phát. Giảm bạch cầu tự phát hình thành bất cứ lúc nào trong cuộc sống và có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được biết rõ.

Trích: hellobacsi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *