Bệnh hạ bạch cầu là một bệnh rất nguy hiểm đối với mỗi các nhân mắc phải. Hiểu một cách đơn giản là khi người bệnh mắc bệnh này thì cơ thể sẽ không tự cầm được máu; mà phải nhờ đến sự trợ giúp từ y khoa. Hạ bạch cầu là số lượng các tế bào bạch cầu trong máu bị giảm. Làm cho cơ thể nạn nhân có khả năng bị nhiễm trùng cao.
Hạ bạch cầu liên quan đến nhiều nguyên nhân; các nguyên nhân như cúm do viruts cấp tính, cảm cúm… Liên quan với hóa trị, xạ trị, myelofibrosis, thiếu máu giảm sinh tủy (không thể sản xuất tế bào bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu), ghép tế bào gốc, ghép tủy, HIV, AIDS, và sử dụng steroid. Cơ thể nạn nhân thiếu hụt một số lượng lớn chất như kẽm và đồng; cũng là một trong những nguyên nhân. Việc hạ bạch cầu rất nguy hiểm chúng sẽ khiến cơ thể liên tục mất máu; nếu không phát hiện ra sớm sẽ dẫn đến mất máu mà chết đi.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu là gì?
Giảm bạch cầu trung tính thường không có triệu chứng. Trong một số trường hợp chỉ có thể chẩn đoán giảm bạch cầu trung tính khi xét nghiệm máu.
Một biến chứng của tình trạng thiếu bạch cầu thường là nhiễm trùng, xảy ra nhiều nhất trong các màng nhầy niêm mạc như bên trong miệng và ở da, chẳng hạn như:
- Lở loét
- Áp xe
- Phát ban
- Tổn thương lâu lành
- Sốt
Nguy cơ nhiễm trùng nặng thường tăng lên khi:
- Lượng bạch cầu giảm xuống
- Thời gian giảm bạch cầu kéo dài hơn
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu về bệnh này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh giảm bạch cầu?
Các nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu trung tính bao gồm:
- Tủy xương sản xuất lượng bạch cầu thấp
- Bạch cầu trung tính bên ngoài tủy xương bị tiêu hủy
- Nhiễm trùng
- Thiếu dinh dưỡng
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu bạch cầu trung tính bao gồm:
- Quá trình sản xuất bạch cầu ở tủy xương có vấn đề (bẩm sinh)
- Bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương hoặc dẫn tới suy tủy xương, rối loạn sinh tủy
- Bức xạ
- Hóa trị ung thư
Những bệnh nhiễm trùng có thể làm bạch cầu giảm bao gồm:
- Lao
- Bệnh sốt xuất huyết
- Nhiễm virus như virus Epstein-Barr, nhiễm virus cytomegalo, viêm gan, virus HIV
Bạch cầu trung tính bị phá hủy có thể là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu là bạch cầu trung tính để tiêu hủy. Điều này có thể liên quan đến một số tình trạng tự miễn dịch, chẳng hạn như:
- Bệnh Crohn
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh Lupus
Ở một số người, bệnh giảm bạch cầu còn do một số loại thuốc, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc huyết áp
- Thuốc tâm thần
- Thuốc trị bệnh động kinh
Những ai thường mắc phải bệnh giảm bạch cầu?
Bệnh giảm bạch cầu trung tính này có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh giảm bạch cầu trung tính?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh giảm bạch cầu trung tính, chẳng hạn như:
- Ung thư
- Bệnh bạch cầu
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Hóa trị và xạ trị
- Người cao tuổi (70 tuổi trở lên).
Trích:hellobacsi.vn