Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Các phương pháp phòng bệnh nấm candida

Bệnh tưa lưỡi cái tên không còn xa lạ đối với bất kì người mẹ nào. Chúng có tên gọi khác như nấm miệng hay nấm candida. Những bệnh nhân mắc phải bệnh này thường khó chịu khi ăn thực phẩm gây đau rát. Chúng không gây ra những bệnh phụ hay không nguy hiểm nhiều; nhưng chúng gây người bệnh mất tinh thần. Nếu hiện tượng này diễn ra dài chúng sẽ khiến người mắc sút cân.

Khi chúng mới xuất hiện rất khó phát hiện và thường có đốm trắng chưa phân mảng. Đó là một trong những dấu hiện khi nhiễm phải nấm candida.

Những lưu ý sau sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh này một cách hiệu quả:

  • Ngày đánh răng 2 lần đều dặn sáng và tối; xúc miệng bằng nước muối hoặc nước xúc chuyên dùng sau khi ăn.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày và thường xuyên dùng chỉ nha khoa loại bỏ những thức ăn thừa sau ngày.
  • Không đeo răng giả khi đi ngủ. Đảm báo yếu tố răng rẳng luôn vừa vặn đeo đúng cách và không gây kích ứng cho bản thân. Vệ sinh răng giả thường xuyên.
  • Khám răng thường xuyên, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc đeo răng giả.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt vì có thể khuyến khích sự phát triển của candida.
  • Duy trì kiểm soát lượng đường trong máu tốt nếu bạn bị tiểu đường. Lượng đường trong máu được kiểm soát tốt có thể làm giảm lượng đường trong nước bọt.
  • Điều trị nhiễm nấm âm đạo càng sớm càng tốt.
  • Điều trị khô miệng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh tưa lưỡi

hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm miệng ở trẻ em và người lớn chỉ bằng cách nhìn vào miệng của người bệnh để tìm ra những vết sưng đặc trưng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm sinh thiết vùng bị ảnh hưởng để xác định chẩn đoán.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nấm miệng trong thực quản, họ có thể quết niêm mạc họng hoặc nội soi để xác định chẩn đoán.

Điều trị nấm Candida miệng

Để điều trị bệnh nấm miệng, bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc sau:

  • Fluconazole
  • Clotrimazole
  • Nystatin
  • Itraconazole: dùng để điều trị cho những người không có phản ứng với các phương pháp điều trị khác và người nhiễm HIV
  • Amphotericin B: dùng để điều trị nấm miệng nghiêm trọng

Khi bạn bắt đầu điều trị, bệnh tưa miệng thường sẽ hết sau vài tuần. Tuy vậy, trong một số trường hợp, nó có thể trở lại. Đối với trường hợp tái phát nấm miệng ở người lớn không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm kiếm vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây nên tình trạng này.

Để kiểm soát tốt cũng như hạn chế rủi ro bệnh nấm Candida miệng tái phát, bạn nên tập một số thói quen như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Thường xuyên vệ sinh và khử trùng răng giả (nếu có) đúng cách
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Biến chứng nấm Candida miệng

Thực tế, nấm miệng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn do điều trị ung thư hay HIV/AIDS, tình trạng nhiễm nấm Candida có thể kéo theo vài biến chứng nghiêm trọng.

Nếu không điều trị nấm miệng, bạn có thể bị nhiễm trùng Candida toàn thân. Đây là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu, nấm Candida có thể lan đến thực quản và các bộ phận khác trên cơ thể.

Trích:hellobacsi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *