Kiểm Tra Sức Khỏe

Sáu thói quen giúp loại bỏ bệnh tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường không khó. Quan trọng là bạn cần áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh mãn tính, do cơ thể thiếu insulin hoặc kháng insulin nên lượng đường trong máu luôn cao hơn bình thường dẫn đến suy giảm chuyển hóa đường trong máu. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể chuyển hóa hiệu quả carbohydrate trong thức ăn hàng ngày thành năng lượng. Do đó, nó gây ra sự tích tụ dần của đường trong máu. Nói chung, lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim theo thời gian, có thể gây hại cho các cơ quan khác như mắt, thận, dây thần kinh và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bệnh tiểu đường loại 1: Sự thiếu hụt insulin xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 1 hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ tuổi chỉ chiếm dưới 10% bệnh nhân mắc bệnh này.

Bệnh tiểu đường loại 2: Bệnh nhân tiểu đường loại 2 kháng insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể vẫn có thể tạo ra insulin nhưng không thể chuyển hóa glucose. Khoảng 90% đến 95% bệnh nhân đái tháo đường trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Bệnh tiểu đường

Chọn những thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn của bạn

Việc bạn ăn như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết. Vì vậy, đối với những người bị tiểu đường thì ăn uống lành mạnh là cực kỳ quan trọng. Thực chất, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn bất kỳ món nào mà chỉ cần ăn đủ lượng thích hợp với cơ thể.

Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, hãy luôn chọn các thực phẩm từ sữa tách béo và thịt nạc. Tuy không phải kiêng khem hoàn toàn nhưng bạn vẫn nên hạn chế dùng những thức ăn chứa nhiều chất béo và đường.

Đồng thời, bạn hãy luôn kiểm tra kỹ lượng tinh bột đường và cố gắng chỉ tiêu thụ một mức nhất định hàng ngày vì chúng có thể chuyển hóa thành đường. Nếu bạn đang dùng insulin hoặc các loại thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường thì hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nữa.

Thường xuyên tập luyện thể dục

Hãy trở nên năng động hơn! Bạn không nhất thiết phải đến phòng gym hay thực hiện những bài tập nặng nề. Những vận động nhẹ nhàng như đi bộ; đạp xe hay chơi trò chơi hành động đều có ích cho sức khỏe của bạn. Dành vài ngày trong tuần để vận động; có thể trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

Theo WebMD; nếu sau khi tập mà bạn ra mồ hôi nhiều và thở khó hơn nghĩa là hoạt động đã đủ hiệu quả. Thường xuyên vận động sẽ giảm được mức đường huyết, giúp bạn kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Không chỉ vậy, tập thể dục nhiều hơn thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng sẽ thấp hơn; bạn còn có thể giảm cân và giải tỏa căng thẳng nữa.

Thường xuyên đi khám sức khỏe

Bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe ít nhất là 6 tháng/lần. Bệnh tiểu đường còn có nguy cơ dẫn đến đau tim, vì vậy, bạn nên theo dõi thường xuyên lượng cholesterol, huyết áp và A1c (mức đường huyết trung bình trong 3 tháng).

Bên cạnh đó, mỗi năm bạn nên kiểm tra mắt toàn diện một lần cũng như đi thăm khám để có thể phát hiện sớm các biến chứng như viêm loét chân và tổn thương thần kinh.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi bạn bị stress, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Còn khi bạn đang lo lắng, việc kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ không được tốt như bình thường nữa.

Căng thẳng nhiều có thể làm bạn quên mất việc tập luyện; ăn uống hay uống thuốc đúng cách. Hãy tìm một cách để giải tỏa stress cho riêng mình; ví dụ như: hít thở sâu; tập yoga hoặc những sở thích khác có thể làm bạn thư giãn.

Từ bỏ ngay việc hút thuốc

Bệnh tiểu đường có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc thêm những căn bệnh khác như: bệnh tim mạch; bệnh về mắt; thận; mạch máu; tổn thương thần kinh và đột quỵ.

Nếu bạn có hút thuốc thì nguy cơ mắc những căn bệnh này sẽ trở nên cao hơn nữa. Việc tập thể dục cũng sẽ khó khăn hơn khi bạn hút thuốc. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cai thuốc càng sớm càng tốt cho sức khỏe của bạn.

Dừng việc uống rượu bia thiếu kiểm soát

Nếu bạn không uống nhiều bia; rượu vang và rượu mạnh; việc kiểm soát tiểu đường sẽ dễ dàng hơn.

Vì vậy nếu muốn uống, bạn hãy uống có mức độ. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, phụ nữ không nên uống quá 1 phần đồ uống mỗi ngày và đàn ông không nên quá 2 phần. Đồ uống có cồn sẽ làm đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp. Bạn nên kiểm tra nồng độ đường trong máu trước khi uống và uống có chừng mực để tránh bị hạ đường huyết.

Nếu bạn đang dùng thêm insulin hoặc thuốc để kiểm soát bệnh thì nên ăn đầy đủ trước và trong khi uống. Bên cạnh đó; một số đồ uống có cồn như rượu lạnh còn có lượng tinh bột đường cao; vì vậy đừng quên tính chúng vào tổng lượng tinh bột bạn tiêu thụ mỗi ngày nhé./.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *