Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gặp khá phổ biến; theo định nghĩa thì nó có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Ngay cả ở tay; nhưng trên thực tế phần lớn chúng ta thường thấy chúng xuất hiện ở chi dưới; tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn; cộng thêm chi dưới chịu áp lực của toàn bộ cơ thể đè lên; chúng cũng phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.
Trên thế giới, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ khá lớn trên số dân tổng thể. Trong đó 70% là nữ tỉ lên chiếm khá nhiều. Ở Việt Nam công nghệ ngày càng hiện đại; đời sống con người thay đổi nên bệnh này ngày càng gặp nhiều; có khả năng phát triển mạnh hơn. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn theo y khoa chúng không có gì nguy hiểm; nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đối với một số người gây mất mĩ quan và tự tin.
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh?
Hiện vẫn chưa có biện pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện mức độ lưu thông máu và trương lực cơ để làm giảm nguy cơ hình thành, tiến triển bệnh cũng như xoa dịu các triệu chứng khó chịu.
Những cách ngăn ngừa bệnh mà bạn có thể thực hiện là:
- Tập luyện thể thao
- Theo dõi và kiểm soát, duy trì cân nặng ổn định
- Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, ít muối
- Tránh mang giày cao gót và quần áo, tất vớ chật thường xuyên (trừ vớ y khoa)
- Nâng cao chân khi nằm
- Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh ngồi hay đứng một chỗ quá lâu.
Biến chứng của giãn tĩnh mạch là gì?
Các biến chứng của bệnh tuy hiếm gặp nhưng có thể là:
- Loét. Những vết loét đau hình thành trên da gần các tĩnh mạch bị giãn, đặc biệt là gần khu vực mắt cá chân. Người bệnh cần chú ý các bất thường về màu da và đến bệnh viện kiểm tra nếu nghi ngờ mình bị loét do biến chứng của bệnh.
- Huyết khối. Các tĩnh mạch sâu trong chân có thể bị phì đại khiến chân sưng đau. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể là bệnh huyết khối (hình thành cục máu đông) và cần được hỗ trợ y tế.
- Xuất huyết. Các tĩnh mạch suy giãn ở gần bề mặt da có thể vỡ ra và gây xuất huyết nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần kiểm tra lại tại các cơ sở y tế nếu gặp bất kỳ trường hợp xuất huyết nào.
Những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch
Quá trình điều trị thường không yêu cầu phải ở lại bệnh viện, thời gian hồi phục cũng không lâu. Nhờ các thủ thuật ít xâm lấn, người bệnh có thể điều trị giãn tĩnh mạch tại các cơ sở y tế ngoại trú.
Những phương pháp điều trị gồm:
- Mang vớ y khoa. Đây là biện pháp đầu tiên trong liệu trình điều trị. Nếu bệnh không đáp ứng, người bệnh cần chuyển sang các phương pháp điều trị khác. Vớ y khoa ép chặt vào chân, giúp tĩnh mạch và cơ chân vận chuyển máu hiệu quả hơn. Có nhiều loại vớ y khoa khác nhau nên người bệnh có thể tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi mua hoặc mua theo chỉ định.
- Liệu pháp xơ hóa. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ tiêm vào tĩnh mạch giãn một dung dịch tạo bọt giúp hình thành mô sẹo nhằm điều chỉnh lưu lượng máu sang các tĩnh mạnh khỏe khác. Cùng một loại bệnh có thể cần phải tiêm nhiều lần. Liệu pháp không cần cần gây mê và nội trú tại bệnh viện.
- Điều trị bằng laser hoặc sóng cao tần. Phương pháp nội tĩnh mạch này có thể giúp điều trị suy tĩnh mạch chi dưới. Kỹ thuật dùng nhiệt từ ánh sáng laser hoặc sóng cao tần để làm teo tĩnh mạch bị giãn. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân độ 2 trở lên (theo phân độ CEAP) hoặc đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả. Người bệnh có thể xuất viện trong ngày, kỹ thuật không để lại sẹo mổ nên đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Phẫu thuật. Có 2 dạng phẫu thuật giãn tĩnh mạch: phẫu thuật mở hoặc nội soi, chỉ định cho bệnh nhân ở mức độ nặng hoặc có biến chứng, không đáp ứng với các phương pháp nội khoa khác. Phương pháp phẫu thuật có hiệu quả khá cao, tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
Trích:hellobacsi.vn