Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Phương pháp ngăn ngừa tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là gì?

Tăng huyết áp hay còn có tên gọi thông thường gọi là tăng huyết áp; khi mà áp lực trong máu ở các động mạnh cao hơn mức bình thường; tối đa của một người bình thường. Bệnh không hề có dấu hiệu rõ ràng; nên bạn có thể đã mắc bệnh nhiều năm mà không hề hay biết. Cho dù không có các biểu hiện rõ ràng nhưng chúng có thể để lại các biến chứng tăng huyết áp trầm trọng; bao gồm đau tim và đột quỵ.

Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 chỉ số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ;lấy ví dụ điển hình như 120/80mmHg (chỉ số bình thường). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường, chẳng hạn như 140/90mmHg. Chứ không phải là cả hai cùng cao cùng một lúc hay một giai đoạn.

Một trong hai chỉ số cao hơn 120/80mmHg nhưng thấp hơn 140/90mmHg; bạn có thể đang bị tiền sử cao huyết áp.

(Lưu ý: Những chỉ số trên chỉ đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh).

tập thể dục

Những ai thường mắc bệnh này?

Bệnh huyết áp cao rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Chủng tộc. Huyết áp cao đặc biệt phổ biến hơn ở người da đen, bệnh thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn so với người da trắng.
  • Lịch sử gia đình. Huyết áp cao có xu hướng di truyền trong gia đình.
  • Thừa cân hoặc béo phì. Cần lưu lượng máu tăng để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các mô ở người thừa cân có thể làm tăng áp suất máu lên thành động mạch, tương tự những người không hoạt động, người có nhịp tim cao hơn.
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ. Quá nhiều muối, thuốc lá, rượu hoặc quá ít kali, vitamin D là lý do dẫn các bệnh khác và ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Các nguyên nhân khác. Stress hay bệnh mạn tính nào đó như bệnh thận, bệnh tiểu đường, ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ huyết áp cao.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp?

áy đo huyết áp là thiết bị dùng để chẩn đoán tình trạng huyết áp. Thiết bị này gồm một dải cao su bơm hơi được đặt xung quanh cánh tay bạn khi đo huyết áp. Thông thường, bác sĩ sẽ đo huyết áp 2-3 lần ở cả hai cánh tay và khoảng 3 lần khác nhau trước khi chẩn đoán bệnh huyết áp cao.

 Khi đo, huyết áp sẽ có bốn loại chính:

  • Huyết áp bình thường. Huyết áp dưới 120/80 mmHg là bình thường.
  • Tiền cao huyết áp. Tiền cao huyết áp là khi huyết áp tâm thu dao động 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg. Tiền cao huyết áp có nguy cơ tiến triển thành bệnh nếu không điều trị kịp thời.
  • Cao huyết áp giai đoạn 1. Khi huyết áp tâm thu dao động 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 90-99 mmHg.
  • Cao huyết áp giai đoạn 2. Đây là giai đoạn nặng hơn của bệnh khi huyết áp tâm thu là 160 mmHg hoặc cao hơn hoặc huyết áp tâm trương là 100 mmHg hoặc cao hơn.

Dạng tăng huyết áp phổ biến ở những người trên 60 tuổi là cao huyết áp tâm thu đơn độc, huyết áp tâm thu cao (lớn hơn 140 mmHg) trong khi đó huyết áp tâm trương bình thường (ít hơn 90 mmHg).

Trích:hellobacsi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *