Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi hay gọi là lao xảy ra khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis); chúng trực tiếp tiếp cận tấn công phổi và tiếp tục hủy hoại liên tiếp các mô tế bào của cơ quan này. Nếu không sớm được diều trị chúng sẽ phá hủy cơ thể cá nhân. Hơn nữa chúng cũng có thể lây lan truyền nhiễm đến cơ thể cá nhân khác.
Một khi đã xâm nhập cơ thể, vi khuẩn này sẽ không nảy bệnh luôn mà chúng cần một khoảng thời gian chuẩn bị; tiếp đó sẽ hủy hoại cơ thể nhanh chóng. Chính vì vậy bệnh được y khoa chia thành 2 nhóm chính để tiện cho việc điều trị.
- Bệnh lao tiềm ẩn: cá thể đã nhiễm vi rút nhưng lại chưa phát bệnh. Do có hệ miễn dịch tốt vẫn đang phản kháng vi khuẩn để không bị bệnh.
- Bệnh lao phổi có biểu hiện lâm sàng: 5 – 10% người nhiễm khuẩn M. tuberculosis sẽ bị bệnh lao phổi; nếu không điều trị và phát hiện ngay ra. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), 50% trong số trên sẽ phát bệnh sau 2 – 5 năm kể từ thời điểm nhiễm trùng. Giai đoạn này gọi là thời gian ủ bệnh lao.
Phòng ngừa bệnh lao phổi như thế nào mới hiệu quả?
Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp ngăn ngừa bệnh phổi hữu hiệu nhất hiện nay. Đặc biệt, các chuyên gia còn khuyến nghị trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng bệnh lao ngay tháng đầu chào đời.
Ngoài ra, áp dụng một số thói quen sống lành mạnh có thể hỗ trợ phòng chống nhiễm khuẩn, ví dụ như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- Ngủ đủ giấc
- Thường xuyên rèn luyện thể chất
- Hạn chế uống bia, rượu…
- Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích gây nghiện như ma túy
- Giữ vệ sinh nơi sinh sống cũng như làm việc sạch sẽ
- Khám sức khỏe định kỳ
Thực trạng bệnh lao phổi tại Việt Nam
Theo văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam; mỗi năm nước ta có đến 180.000 ca bệnh và khoảng 17.000 trường hợp tử vong; cao gấp 2 lần so với số người tử vong tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm trong nhóm 27 quốc gia có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc (MDR-TB) cao; chiếm khoảng 85% số ca bệnh kháng thuốc ước tính trên toàn cầu (3.500 ca bệnh kháng đa thuốc/năm). Để giúp bạn hiểu hơn về thực trạng bệnh lao phổi tại Việt Nam; xin giới thiệu đến bạn đọc những con số “biết nói” thông qua infographic dưới đây.
Bệnh lao phổi có lây không?
Theo nhiều bác sĩ, hiểu rõ vấn đề bệnh phổi có lây không; và lây qua đường nào là một trong những yếu tố giúp mọi người giảm thiểu rủi ro gặp phải tình trạng sức khỏe này.
Do vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu nên bệnh phổi rất dễ lây truyền từ người này sang người khác. Khuẩn M. tuberculosis có thể dễ dàng phát tán ra ngoài môi trường khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện và xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh gần đó.
Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể người bệnh cũng là một con đường lây nhiễm khác của bệnh phổi.
Bệnh lao phổi có chữa được không?
Một trong những mối bận tâm hàng đầu của người bị nhiễm khuẩn M. tuberculosis là bệnh lao phổi có chữa được không. Với nền y học phát triển hiện đại, ngày nay việc điều trị bệnh lao phổi không còn quá khó khăn.
Các phương pháp điều trị lao phổi tiềm ẩn và bệnh có biểu hiện lâm sàng có thể không giống nhau hoàn toàn.
Với trường hợp bệnh lao tiềm ẩn, các bác sĩ thường sẽ đề xuất giải pháp dùng thuốc kháng sinh, cụ thể hơn là isoniazid, hàng ngày trong vòng 6-9 tháng. Trong khi đó, với tình trạng bệnh lao có biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ cần sử dụng nhiều loại kháng sinh kết hợp trong vòng 6 – 12 tháng. Toa thuốc điều trị lao phổi thường gồm:
- Isoniazid
- Rifampicin
- Ryrazinamid
- Streptomycin
- Ethambutol
Hầu hết người bệnh có thể điều trị lao phổi tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn cần nhập viện trong thời gian ngắn để bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe.
Trích:hellobacs.vn