Đời sống ngày càng phát triển khiến chúng ta ngày càng được ăn ngon mặc đẹp hơn. Tuy nhiên, do sự phát triển của đồ ăn nhanh cũng như chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến tình trạng béo phì ở nhiều trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, nó còn hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Vì vậy, phụ huynh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con trẻ để giảm mức độ tăng cân mà vẫn đảm bảo tăng trưởng chiều cao tốt.
Vì trẻ đang ở độ tuổi phát triển; vì vậy không thể áp dụng các mục tiêu giảm cân khắt khe giống người trưởng thành. Bởi khi áp dụng các chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, với trẻ béo phì, không thể đặt mục tiêu giảm cân giống như người lớn. Điểm mấu chốt là giảm mức độ tăng cân và đảm bảo tăng trưởng chiều cao theo lứa tuổi.
Nói tóm lại; phụ huynh vẫn phải cho trẻ ăn đủ chất và hợp lý để đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra bình thường. Đặc biệt cung cấp đủ đạm và canxi.
Dấu hiệu trẻ béo phì và chậm phát triển chiều cao
Khi trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng, khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách, hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy…
Chế độ dinh dưỡng
Thực chất, trẻ vẫn ăn chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý, hoặc chỉ giảm chút ít. Đặc biệt cung cấp đủ đạm và canxi. Thực tế, sữa và các chế phẩm từ sữa chứa đạm, đầy đủ các axit amin thiết yếu, nhất là lysine; cùng canxi, phospho, vitamin A và D, đường lactose cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ uống từ hai ly sữa trở lên hàng ngày thì nên đổi sữa béo qua sữa gầy, còn gọi là sữa tách béo.
Hạn chế thực phẩm
Ăn ít hơn nhu cầu năng lượng cho các hoạt động: Trước bữa ăn chính, nên cho trẻ uống một ly nước, ăn một chén canh, hay đĩa rau luộc, trái dưa leo, để tạo cảm giác no nhằm giảm lượng thức ăn ăn vào. Cho trẻ ngừng ăn trước khi có cảm giác quá no.
Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều và bữa tối ăn ít. Nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa. Trẻ cần ăn đều đặn các bữa nhỏ.
Giảm tối đa chất bột đường trong thức ăn giàu năng lượng như: cơm, mì, dầu; mỡ, bơ, bánh ngọt, kẹo; chè ngọt, chocolate, nước ngọt…
Giảm tối đa chất béo: Khi chế biến thức ăn, phụ huynh nên lột bỏ các loại da nhiều mỡ như heo, gà, vịt… ưu tiên dùng phần thịt nạc. Hạn chế cho trẻ ăn óc; thận, tim; gan, cật, lòng, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo và cholesterol. Những món chiên, quay, xào nên đổi thành dạng luộc, hấp.
Bổ sung các thực phẩm
Phụ huynh cần tăng cường những thức ăn giàu chất xơ như gạo lứt, khoai, bắp, rau xanh các loại và trái cây tươi ít ngọt (mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta…) để vừa giảm cung cấp năng lượng, vừa bổ sung thêm lượng vitamin, muối khoáng, vừa dễ tiêu hóa hấp thu và ngừa táo bón. Các loại ngũ cốc nguyên vỏ hoặc còn vỏ cám có nhiều vitamin và chất xơ giúp trẻ no lâu hơn. Nên ăn trái cây cả xác thay vì ép lấy nước; hoặc đậu đỗ thì ăn cả vỏ.
Nguồn: suckhoedinhduong