Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Bổ sung dinh dưỡng khoa học cho bé tuổi mầm non

Bổ sung dinh dưỡng khoa học cho bé tuổi mầm non

Tuổi mầm non trẻ sẽ hiếu động và nghịch ngợm hơn rất nhiều. Trẻ được đi học, được làm quen bạn mới. Trẻ cười nói chạy nhảy nhiều hơn. Lúc này trẻ sẽ tốn nhiều calo hơn so với lúc bé còn ở nhà. Chính vì thế dinh dưỡng cho bé càng cần được quan tâm hơn. Trẻ càng nhiều năng lượng hơn để cung cấp cho các hoạt động phong phú của mình. Vậy nên chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý cân đối. Bảo đảm cho bé có đủ dinh dưỡng để phát triển cả thể lực lẫn trí lực một cách tốt nhất. Và để bé có một thực đơn đơn hoàn hảo mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Các mẹ có thể tham khảo dựa trên tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non.

Gợi ý dưỡng chất cần thiết cho bé

Con người ở bất kì giai đoạn nào cũng giống nhau. Đều cần đầy đủ các loại dưỡng chất. Và chúng được chia thành 5 nhóm thực phẩm chính. Dựa theo tháp dinh dưỡng mầm non người ta chia thực thẩm theo 5  nhóm chính như sau

Ngũ cốc.

Rau xanh, trái cây.

Sữa và các sản phẩm từ sữa.

Thịt và các loại hạt.

Dầu mớ.

Đường muối.

Ngoài ra có một số tháp có thêm nước.

Bổ sung dinh dưỡng khoa học cho bé tuổi mầm non
Xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần cân bằng các dưỡng chất

Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng

Cần nắm rõ cách sử dụng tháp dinh dưỡng

Mỗi độ tuổi lại có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Chính vì thế tháp dinh dưỡng cho từng đối tượng cũng có nhiều sự khác biệt. Không chỉ khác biệt ở thành phần dinh dưỡng. Mà cách tính đơn vị thực phẩm cũng có phần khác nhau. Chính vì thế bạn cần nắm rõ cách sử dụng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Để dễ dàng xây dựng thực đơn cho bé sao cho hợp lý.

Bổ sung dinh dưỡng khoa học cho bé tuổi mầm non
Việc cân bằng các dưỡng chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với con trẻ

Bên cạnh cách tính lượng thực phẩm. Cha mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thức ăn cho bé. Không giống như người lớn, có nhiều loại thức ăn thuộc nhóm thực phẩm cần thiết và được khuyến khích trong tháp dinh dưỡng. Nhưng lại không phù hợp với trẻ em. 

Cha mẹ không nên cho trẻ bị dị ứng sử dụng các loại hạt. Dù chúng chứa rất nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Tương tự như hạt, sữa cũng là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong thời gian trẻ học mầm non.

Ngoài ra còn có nhiều loại thực phẩm không nên sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Ví như trẻ bị dị ứng như tôm, cua,… . Hay những thực phẩm khó ăn như mướp đắng. Cha mẹ hãy chú ý điều này nhé.

Bổ sung dinh dưỡng khoa học cho bé tuổi mầm non
Cha mẹ nên chú ý không cho bé ăn những thức ăn khiến bé dị ứng

Chú ý đến sở thích, sở ghét của bé để cân bằng dinh dưỡng

Mỗi bé lại có sở thích ăn uống khác nhau. Và thường chúng chỉ thích ăn loại thức ăn mà chúng muốn. Một trường hợp rất phổ biến mà chúng ta thường thấy đó là có rất nhiều trẻ không thích ăn rau củ. Và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sự cân bằng dinh dưỡng của trẻ.

Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó cũng là nhóm thực phẩm được ưu tiên thứ hai chỉ sau ngũ cốc cung cấp năng lượng. 

Cha mẹ cần chú ý cho con ăn đầy đủ rau quả, trái cây theo lượng mà tháp dinh dưỡng khuyến cáo. Nếu trẻ không thích ăn rau củ quả. Bạn có thể biến tấu các món rau củ quả thành những món ăn bắt mắt, thú vị, dễ ăn với vị ngon mà trẻ yêu thích. 

Các nhóm thực phẩm quan trọng với trẻ mầm non

Tinh bột

Tinh bột là dưỡng chất cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng ở trẻ nhỏ hay bất cứ đối tượng nào. Đây là nhóm thực phẩm được ưu tiên hàng đầu trong tháp dinh dưỡng 1 ngày cho trẻ mầm non.

Ở Việt Nam, thực phẩm cung cấp tinh bột chủ yếu là gạo, ngô, khoai, sắn. Đôi khi bạn có thể đổi món cho bé bằng cách bổ sung khoai tây, khoai lang vào bữa ăn của bé. Hoặc cho bé ăn bún, phở, mì sợi với lượng vừa đủ. 

Nhóm rau xanh, trái cây

Như đã đề cập ở trên, đây là một nhóm thực phẩm quan trọng và cần thiết cho mọi đối tượng. Cha mẹ nên cho bé ăn rau xanh trong bữa chính. V có thể bổ sung trái cây vào bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Bạn cũng có thể cung cấp vitamin, khoáng chất cho bé từ các loại nước ép, nước hoa quả,… 

Nhóm đạm

Trong độ tuổi mầm non, bé cần được cung cấp đầy đủ lượng đạm để phát triển các nhóm cơ. Thịt, cá, trứng, sữa là những nguồn thực phẩm chính cung cấp đạm cho bé. Bên cạnh đó còn có các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt macca, các loại đậu,… 

Sữa, phomai, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác cũng rất cần thiết cho cơ thể. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ dùng sữa mỗi ngày để có thể phát triển chiều cao tốt nhất. 

Nhóm dầu, mỡ, đường và muối

Đây là hai nhóm cuối cùng của tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non. Dù là nhóm ít được ưu tiên nhưng điều đó không có nghĩa là hạn chế tối đa nhóm này. Cha mẹ vẫn cần cung cấp đầy đủ chất béo, đường và muối cho trẻ. Vì chúng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ mầm non. Sử dụng lượng vừa đủ các loại thực phẩm này giúp bé có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.

Thực phẩm nên hạn chế trong thực đơn trẻ mầm non

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Hạn chế hoặc sử dụng với lượng vừa đủ những loại thực phẩm sau: 

Đồ ngọt, bánh kẹo, nước giải khát có ga,…

Thức ăn có nhiều chất phụ gia, chất tạo ngọt.

Cá mập, cá kiếm và các loài cá lớn đã sống lâu năm có thể chứa thủy ngân.

Trà, cà phê.

Như vậy, dựa trên tháp dinh dưỡng mầm non. +ha mẹ đã có thể tự xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ với dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ. Tuy nhiên để có được chế độ dinh dưỡng thích hợp với từng bé. Cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng.

Nguồn: medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *