Y Học Cổ Truyền

Hướng dẫn điều trị và ngăn ngừa cảm nắng

Cảm nắng thường rất hay gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột.

Cảm nắng là một trong những bệnh phổ biến vào mùa hè và không được coi thường. Nó còn ảnh hưởng đến tính mạng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Vì vậy, cần biết nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh say nắng để biết cách phòng tránh căn bệnh thường gặp trong mùa hè này.

Triệu chứng say nắng: Người bị cảm nắng thường có các triệu chứng như sốt, vã mồ hôi nhiều, mất nước, buồn nôn, tinh thần uể oải, ong tai, chóng mặt, sốt. Da khô, sắc tố da nhợt nhạt. đau đầu. Mệt mỏi và lịm người. Buồn nôn ói mửa. Tim loạn nhịp, mạch nhanh, suy tim, rối loạn . Chức năng của các cơ quan bị không còn được hoạt động chính xác.

Nếu không được cấp cứu khẩn cấp và kịp thời, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, mạch nhanh, không kiểm soát được hành vi, lú lẫn, ngất xỉu. Cơ thể mất nước do mồ hôi, hơi thở và mất nước qua da ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Co giật, chuột rút chân tay, co thắt. Huyết áp thấp và suy tim có thể dẫn đến tử vong.

Cảm nắng

Sơ cứu ban đầu

Trước hết phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ râm mát, thoáng gió, cho uống nước mát. Tiếp theo xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên. Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung. Cách bấm: Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón cái bấm huyệt với lực hơi mạnh, ấn xuống rồi nhấc lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy tình trạng người bệnh.

Các bài thuốc

Bài 1: Hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 2 lần, hòa chung 2 nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc bột sắn dây hòa vào thuốc rồi uống. Tác dụng: Chữa cảm nắng, nóng.

Bài 2: Rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g, nước vừa đủ. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Sắc với 2 bát nước, đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ 2. Uống 2-3 thang liền.

Bài 4: Mạch môn 120g, lô căn 150g. Dược liệu rửa sạch thái vụn, trộn đều, đựng lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm chút đường phèn cho dễ uống. Tác dụng: Thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Ăn cháo hạ nhiệt

Sau khi uống thuốc, cho bệnh nhân ăn cháo giải nhiệt: Đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g và lá tía tô 12g rửa sạch thái nhỏ. Đun chín đậu xanh (có thể cho 1 ít gạo tẻ), cho lá dâu, lá tía tô vào, đun sôi tiếp 5-10 phút. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều. Công dụng: Chữa cảm nóng có sốt cao, không sợ lạnh mà sợ nóng, mồ hôi dâm dấp; miệng khô; khát; nước tiểu vàng.

Ăn cháo đậu xanh để nguội chữa cảm nóng có sốt cao; không sợ lạnh mà sợ nóng; mồ hôi dâm dấp, miệng khô; khát; nước tiểu vàng.

Ăn cháo đậu xanh để nguội chữa cảm nóng có sốt cao; không sợ lạnh mà sợ nóng, mồ hôi dâm dấp; miệng khô; khát; nước tiểu vàng.

Các huyệt lưu ý

Huyệt khúc trì: Chỗ lõm tại đầu lằn khuỷu tay khi gấp cánh tay ngang trước ngực.

Đại lăng: Gấp các ngón tay vào lòng bàn tay; đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu; đó là huyệt.

Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay; nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay; dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.

Thiếu trạch: Cạnh góc trong chân móng tay út; cách 0,1 tấc, trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay.

Trung xung: Tại điểm giữa của đầu ngón tay giữa./.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *