Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Người Lớn

Tác hại do thiếu Vitamin K đối với cơ thể

Tác hại do thiếu Vitamin K đối với cơ thể

Tất cả các loại Vitamin đều đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Vitamin K cũng vậy. Nó được khoa học chứng nhận có lợi cho quá trình đông máu. Việc thiếu Vitamin K cũng đã được khuyến nghị là sẽ có hại cho sức khoẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu ảnh hưởng của việc thiếu Vitamin K tới cơ thể như thế nào nhé.

Vai trò của Vitamin K trong cơ thể

Vitamin K là loại Vitamin quan trọng để giúp hệ Enzym gan tổng hợp các yếu tố hỗ trợ cho cơ thể, tan trong dầu. Hiện nay theo các nhà khoa học, Vitamin K tồn tại ở 2 dạng tự nhiên và tổng hợp: 

Ở dạng tự nhiên có 2 loại: Vitamin K1 được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm tự nhiên. Vitamin K2 được tạo ra bởi những vi khuẩn có lợi sống trong dịch ruột.

Ở dạng tổng hợp có 3 loại được biết tới: Vitamin K3, Vitamin K4 và Vitamin K5, mặc dù Vitamin K1 và K2 trong tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng ở dạng tổng hợp của vitamin K3 lại có độc tính.

Cũng giống với các loại Vitamin khác, Vitamin K đều có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vậy thì sau đây, hãy cùng điểm qua một số công dụng của Vitamin K:

Ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể.

Nó tham gia tổng hợp các yếu tố đông máu để điều hòa quá trình này, ngăn ngừa mất máu khi cơ thể bị tổn thương gây chảy máu. Hàng ngày trong cơ thể chúng ta, các huyết quản thường xuyên bị tổn thương và chính Vitamin K đã kích hoạt chuỗi phản ứng sinh hóa và huy động sự tham gia của các yếu tố đông máu. Nếu không có vitamin K thì tình trạng xuất huyết tràn lan, gây nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt khi bị tổn thương như đứt tay, tai nạn,… nếu không được cầm máu thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Ngăn ngừa và điều trị tình trạng yếu xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Vitamin K còn hỗ trợ cho việc hấp thụ Canxi hiệu quả giúp đỡ cho khung xương vững chắc. Vitamin K tham gia vào quá trình trao đổi canxi trong cơ thể. Đồng thời nó có khả năng hoạt hóa osteocalcin – chất gắn canxi vào khung xương. Chính vì vậy mà Vitamin K giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở người chưa trưởng thành.

Chống các tác nhân làm xơ giữa động mạch, hỗ trợ tim hoạt động tốt.

Vitamin K2 được chứng minh là có tham gia vào quá trình hình thành MGP ngăn ngừa sự canxi hóa thành mạch, nhờ đó mà giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ở người cao tuổi.

Tác hại do thiếu Vitamin K đối với cơ thể
Vitamin K giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch

Cơ thể sẽ như thế nào nếu thiếu vitamin K?

Hiểu được vai trò của vitamin K đối với cơ thể, chúng ta cũng phần nào hình dung được nếu thiếu vitamin K cơ thể sẽ như thế nào. Thiếu hụt vitamin K gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể: tim mạch, tuần hoàn, xương khớp,… Tuy nhiên dấu hiệu dễ nhận biết nhất là dấu hiệu về tuần hoàn máu. Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu vitamin K:

Thường xuyên bị các vết bầm tím ở chân tay mà không rõ nguyên nhân, hoặc dễ bị bầm tím khi chỉ bị tổn thương nhẹ. Xuất huyết đường tiêu hóa như đi ngoài có máu, nôn ra máu. Thường xuyên chảy máu mũi. Đi tiểu ra máu.

Thiếu vitamin K gây ra bệnh gì?

Rối loạn đông máu: Thiếu hụt vitamin K dẫn đến sự rối loạn hoạt động của các yếu tố đông máu. Kết quả là quá trình đông máu trở ngại, khó cầm máu khi cơ thể bị thương, dễ bị xuất huyết.

Bệnh về tim: Như đã tìm hiểu, vitamin K2 có vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nếu thiếu vitamin này thì động mạch dễ bị vôi hóa, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch.

Loãng xương: Thiếu hụt vitamin K làm cản trở quá trình chuyển hóa canxi và tổng hợp osteocalcin trong cơ thể. Người thiếu vitamin K dễ bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp.

Tác hại do thiếu Vitamin K đối với cơ thể
Người thiếu vitamin K dễ bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp

Tại sao cơ thể thiếu vitamin K?

Thiếu hụt vitamin K đa số là liên quan đến dinh dưỡng. Dinh dưỡng không đảm bảo là một trong những yếu tố gây thiếu hụt vitamin này phổ biến nhất hiện nay. Vitamin K1 có nhiều trong các nguồn thực phẩm hàng ngày. Việc lựa chọn thực phẩm sao cho bổ sung cân đối vitamin K và các dưỡng chất khác là một việc cần được lưu ý.

Ngoài ra, vitamin K2 được tổng hợp bởi các lợi khuẩn trong đường ruột. Vì thế việc sử dụng kháng sinh dài ngày cũng có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin K cho cơ thể. Khi sử dụng kháng sinh liều cao kéo dài. Ngoài các vi khuẩn gây bệnh thì các lợi khuẩn trong cơ thể cũng bị tiêu diệt. Trong đó có nhóm vi khuẩn đường ruột tổng hợp vitamin K. Chính vì thế mà lượng vitamin K2 được tổng hợp không đủ. Gây thiếu vitamin K cho cơ thể. Ngoài ra, các bệnh đường ruột như hội chứng viêm ruột mãn tính, hội chứng ruột kích thích cũng ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin k trong cơ thể.

Theo nghiên cứu, các chất béo dạng trans, dầu thực vật bị hydro hóa đều có khả năng cản trở hấp thu vitamin K. Cần hạn chế những thực phẩm này để ngừa thiếu hụt vitamin K cho cơ thể.

Bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin K như thế nào?

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin K thì trước tiên cần bổ sung vitamin K cho cơ thể. Vitamin K có nhiều trong thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung vitamin K từ các thực phẩm bổ sung. 

Các thực phẩm giàu vitamin K: rau càng cua, súp lơ, rau bina, cải bắp, cải xoăn, củ cải xanh, củ cải đường,…

Các chế phẩm bổ sung vitamin K: viên nén 2 mg, 5 mg, 10 mg, viên nang, thuốc lỏng dạng tiêm,…

Việc bổ sung vitamin K không thể tùy tiện. Theo ý kiến của chuyên gia thì bổ sung vitamin K qua thực phẩm là cách an toàn nhất. Ngoài ra, chỉ nên bổ sung chế phẩm vitamin K trong trường hợp thực sự cần thiết.

Liều khuyến cáo bổ sung vitamin K hàng ngày:

0 – 6 tháng tuổi: 2 mcg.

7 – 12 tháng tuổi: 2,5 mcg.

1 – 3 tuổi: 30 mcg.

4 – 8 tuổi: 55 mcg.

9 – 13 tuổi: 60 mcg.

14 – 18 tuổi: 75 mcg.

Phụ nữ có thai và cho con bú: bổ sung không quá 65 mcg/ngày.

Ở những người có rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu như Coumadin thì không nên sử dụng vitamin K vì sẽ phản tác dụng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng vitamin K trong trường hợp này.

Thiếu vitamin K sẽ dẫn đến một loạt các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Cần bổ sung đầy đủ vitamin K từ thực phẩm hàng ngày. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thiếu hụt vitamin K.

Nguồn: medlatec.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *