Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong sữa mẹ

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong sữa mẹ

Các chuyên gia y tế dinh dưỡng luôn luôn khuyến cáo việc chăm sóc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Theo khuyến cáo thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ sẽ nuôi dưỡng bé tốt hơn bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ giúp con nhanh khoẻ, ít ốm đau. Việc nuôi con bằng sữa mẹ thật sự rất quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhé.

Dinh dưỡng có trong sữa mẹ mang lại gì cho trẻ

Sữa mẹ hoàn toàn là thức ăn dinh dưỡng lành mạnh và bổ dưỡng nhất. Trong sữa mẹ có những thành phần tốt giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, phù hợp với dạ dày còn non nớt của trẻ.

Ngoài ra, sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh của bé.

Lượng kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ có hệ thống miễn dịch tốt. Hạn chế nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, … Với bé gái sữa mẹ sẽ giúp giảm bớt nguy cơ ung thư vú đến 25%.

Không những vậy sữa mẹ còn giúp cho xương hàm. Vũng như là hệ thống xương trong cơ thể trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn.

Phân tích dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một lựa chọn tối ưu cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Với một tỷ lệ thích hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ các chất sinh năng lượng (như Protein; Lipid; Glucid). Đến các vi chất dinh dưỡng tối cần thiết cho sự phát triển.

Sữa mẹ có đủ loại kháng thể IgG, IgA, IgM, IgD and IgE. Nhưng nhiều nhất là IgA, đặc biệt là loại IgA tiết. Và loại này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn theo môi trường riêng biệt đồng thời cũng giữ lại các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Oligosaccharide là một chuỗi các thành phần loại đường. Sau khi vi khuẩn bám vào sẽ bị chuỗi đường phối hợp với Mucin trong sữa mẹ đào thải vi khuẩn ra ngoài.

Casein là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.

Sắt có trong sữa mẹ, có đủ chất sắt và bé dễ thu nhận hơn. Lactose, vitamin C trong sữa mẹ giúp em bé thu nhận chất sắt một cách tốt nhất.

DHA hay Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt của trẻ.

Lipase là loại men giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ. Còn Amylase giúp tiêu hóa các chất tinh bột.

Lactase tạo điều kiện để trẻ thu nhận đường lactose trong sữa mẹ. Sau đó lactose sẽ giúp phát triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong ruột.

Phần trăm chất béo trong sữa mẹ

Chất béo chỉ chiếm 26,1% trong sữa mẹ. Nhưng nó cung cấp tới 44% năng lượng.

Trước hết, về khối lượng, trong 100 gam sữa mẹ có 7 gam Glucid; 1,5gam Protein; 3 gam Lipid (chất béo). Như vậy về khối lượng, chất béo chỉ chiếm 26,1% trong tổng số các chất sinh năng lượng (Hình 1). Nhưng nó lại cung cấp đến 44% trong tổng số năng lượng mà sữa mẹ mang lại (Hình 2). (theo Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt nam. VDD-2016)

Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong sữa mẹ
Hình 1: Khối lượng của các chất sinh năng lượng có trong 100 gam sữa mẹ Hình 2: % năng lượng được sinh ra bởi các chất sinh năng lượng có trong 100 gam sữa mẹ

Vai trò của chất béo

Chất béo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực và trí não của trẻ.

Chất béo tham gia cấu tạo các tế bào và dịch thể của các tổ chức. Đặc biệt là tổ chức não. Các axit béo không no là thành phần của nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Là yếu tố cần thiết để cấu tạo màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh.

Trong những năm đầu đời, trẻ tăng trưởng và phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt là các tổ chức thần kinh, não bộ…Trọng lượng não tăng nhanh sau khi sinh: lúc sinh não chỉ nặng 350g. Lúc 1 tuổi nặng gấp 3 lần (khoảng 1100g). Não bộ và các mô thần kinh đặc biệt giàu chất béo. Do đó sự thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan. Đặc biệt là cơ quan thần kinh. Có thể nói chất béo trong sữa mẹ giúp cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ em. Ngay từ giai đoạn rất sớm vì nó giữ vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của trẻ.

Ngoài ra, chất béo còn là dung môi tốt để hòa tan các vitamin A, D, E, K. Những vitamin có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin này phải cần có chất béo trong khẩu phần  ăn.

Cấu trúc phân tử chất béo trong sữa mẹ giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất

Chất béo khi đi vào ống tiêu hoá. Sẽ được tiêu hóa hấp thu nhờ các enzym có sẵn trong các tuyến tiêu hóa của trẻ. Ở trẻ sơ sinh, các enzyme ở miệng, dạ dày, tuyến tụy chịu trách nhiệm phân cắt chất béo từ sữa mẹ (mà chủ yếu là chất béo dạng sn-2 palmitate). Để cung cấp các axit béo giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Còn với chất béo dạng sn-1, sn-3 palmitate. Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sẽ không đủ khả năng phá vỡ các liên kết ở những phân tử này để hấp thu. Do vậy, chúng đi tiếp vào ruột. Liên kết với canxi thành “xà phòng canxi” không tan.

Việc hình thành “xà phòng canxi” không chỉ ảnh hưởng đến việc hấp thu axit béo. Mà còn ảnh hưởng đến hấp thu canxi. Và ảnh hưởng không tốt đến hệ vi sinh đường ruột. Điều này lý giải tại sao trẻ được nuôi bằng sữa bò thì phân thường rắn và đào thải nhiều phân hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Việc hình thành “xà phòng canxi” còn kéo theo một lượng lớn canxi ra ngoài. Làm cho trẻ dễ bị thiếu canxi.

Chất béo trong sữa mẹ giúp tăng số lượng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất.

Lợi ích mà chất béo mang lại

Các dưỡng chất cụ thể của sữa mẹ. Trong đó có chất béo dạng sn-2 palmitate (OPO). Được chứng minh có liên quan đến việc tăng số lượng các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, Bifidobacteria. Do vậy, chuyên gia cho rằng sn-2 palmitate quan trọng trong sự phát triển của hệ vi sinh ruột. Chống lại nhiễm trùng, có các tác động tích cực khác trên sự phát triển đáp ứng miễn dịch.

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường ít quấy khóc. Phải chăng do trẻ dễ tiêu hóa. Không bị khó chịu, phân mềm và dễ đi hơn. Đó là do tác dụng của sn-2 palmitate (OPO) có nhiều trong sữa mẹ.

Bác sĩ Hồng Sơn – Viện Dinh dưỡng

Nguồn: viendinhduong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *