Đây là một tháp dinh dưỡng mà không chỉ các bậc phụ huynh quan tâm. Mà các cô giáo ở trường mầm non cũng cần lưu ý. Giai đoạn này trẻ ngoài việc ở nhà với bố mẹ ông bà. Trẻ sẽ đến trường học, gặp bạn bè thầy cô. Bé cũng sẽ tham gia bữa ăn trưa ở trường. Thời điểm này là nền tảng thiết yếu cho trẻ phát triển cả về thể lực và trí lực. Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi sẽ giúp phụ huynh và các cô giáo có được cơ sở bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi là gì?
Tháp dinh dưỡng sẽ cung cấp thông tin về các loại thực phẩm nên sử dụng. Cũng như lượng thực phẩm mà bé cần hàng ngày. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi sẽ giúp các bậc phụ huynh cũng như người chăm sóc trẻ. Có nền tảng cơ sở để xây dựng một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý cho trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện và khoẻ mạnh.
Dựa trên cơ sở tháp dinh dưỡng. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ sẽ có sự lựa chọn dinh dưỡng dễ dàng cho thực đơn của trẻ. Đảm bảo vừa đủ chất lại vừa hợp lý, an toàn với sức khoẻ bé.
Đồng thời, tháp dinh dưỡng cũng nhắc nhở chúng ta về những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Từ đó, cha mẹ có thể biết nên cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ. Tránh trường hợp trẻ ăn quá nhiều một loại thực phẩm dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ mầm non cũng khác so với tháp dinh dưỡng của những độ tuổi khác. Cha mẹ không nên áp dụng tháp dinh dưỡng của người lớn hay của đối tượng khác vào chế độ ăn uống của trẻ mầm non. Nếu muốn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho trẻ mầm non. Bạn có thể tham khảo tháp dinh dưỡng dưới đây.
Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ được chia thành 5 nhóm chính. Đó là nhóm chất đạm, nhóm tinh bột, nhóm chất béo, nhóm vitamin và các khoáng chất.
Bữa ăn của các bé từ 3 đến 5 tuổi nên được chia làm ba bữa chính. Và hai hoặc ba bữa phụ trong ngày. Bữa sáng và bữa tối chiếm khoảng 25% tỷ trọng năng lượng cho mỗi bữa. Còn lại là 40% cho bữa trưa và 10% cho bữa chiều.
Cha mẹ nên ưu tiên các chất đạm và cố gắng hạn chế dầu mỡ trong khẩu phần ăn của bé. Các loại dầu mỡ trong đồ ăn chiên xào không tốt cho sức khỏe của trẻ. Sử dụng quá nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ có thể khiến trẻ bị thừa cân, béo phì.
Đối với sữa, cha mẹ nên cho bé dùng khoảng 200 ml sữa mỗi lần uống và uống 3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường bổ sung thêm các chất đạm, vitamin và khoáng chất qua trai cây, rau củ,…
Ý nghĩa tháp dinh dưỡng mầm non
Tháp dinh dưỡng mầm non được chia làm 7 tầng với mức độ ưu tiên giảm dần từ dưới lên. Có thể phân tích tháp dinh dưỡng mầm non như sau.
Nước
Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi của Bộ Y tế. Trẻ em cần uống 1,3 lít nước mỗi ngày tương đương với 6 cốc nước 220ml. Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể trẻ nhỏ là rất quan trọng đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Cha mẹ có thể gia giảm lượng nước theo lượng sữa, nước trái cây, nước ép rau củ mà bé uống.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là loại thực phẩm được ưu tiên thứ hai sau nước. Trẻ nhỏ tiêu hao không nhiều năng lượng như người lớn. Nhưng trẻ cần lượng lớn tinh bột để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động trong ngày. Trẻ 3 đến 5 tuổi cần được cung cấp 5 – 6 đơn vị ngũ cốc mỗi ngày. 1 đơn vị ngũ cốc tương đương với nửa bát cơm tẻ khoảng 55g. Một ổ bánh mì khoảng 27g. 95g khoai tây hoặc 84g khoai lang.
Cha mẹ nên chọn những thực phẩm cung cấp cho trẻ lượng tinh bột dồi dào như bánh mì, khoai tây, cơm, mỳ sợi, bún,… Bởi vì chúng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Điều mà những món bánh ngọt, đồ ngọt nhiều đường không hề có dù cũng cung cấp mức năng lượng tương đương.
Rau, củ, quả
Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ. Đây là nguồn cung cấp nhiều dinh dưỡng từ tự nhiên mà không cần phải chế biến nhiều. Trẻ em cần được cung cấp 2 đơn vị rau và 2 đơn vị quả mỗi ngày. 1 đơn vị rau hoặc quả tương đương với 80g rau quả.
Chất đạm
Bên cạnh tinh bột thì đạm cũng là một dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển thể lực và cả trí lực của trẻ. Đạm được chia làm hai loại đó là đạm động vật và đạm thực vật. Đạm động vật đến từ những loại thịt đỏ, cá, trứng, tôm cua,…
Đạm thực vật là đạm từ các loại hạt, loại đạm này có chất lượng tốt hơn đạm thực vật và tốt cho sức khỏe của trẻ hơn. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý cân đối giữa hai loại đạm để trẻ có được dinh dưỡng hợp lý.
Mỗi ngày bé cần khoảng 3,5 đơn vị thực phẩm chứa đạm. 1 đơn vị tương đương với 31g thịt lợn, 42g thịt gà, 47g trứng, 35g cá.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa là thực phẩm thiết yếu cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Trẻ cần 4 đơn vị sữa mỗi ngày. Mỗi đơn vị tương đương với 100ml sữa nước, 100g sữa chua, 15g phomai. Cha mẹ nên sử dụng các loại sữa tách béo hoặc ít béo cho trẻ.
Dầu mỡ
Trong chế độ ăn của trẻ vẫn cần có các loại dầu mỡ. Tuy nhiên đây không phải nhóm thực phẩm nên ưu tiên. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần cung cấp cho trẻ 5 đơn vị dầu mỡ là đủ. 1 đơn vị tương đương với 6g bơ, 5g dầu hoặc mỡ.
Đường, muối
Đây là nhóm ưu tiên cuối cùng trong tháp dinh dưỡng. Tuy nhiên không vì thế mà có thể bỏ qua nhóm này. Muối cung cấp một số khoáng chất cho cơ thể và đặc biệt là Iốt. Đường tuy không cung cấp dinh dưỡng nhưng nó vẫn cần thiết cho cơ thể và giúp cho các món ăn ngon hơn. Mỗi ngày bé không nên sử dụng quá 3 đơn vị đường và 3g muối. Mỗi đơn vị đường tương đương với 5g đường.
Bữa ăn khoa học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tâm hồn
Nắm rõ tháp dinh dưỡng mầm non cho trẻ 3 đến 5 tuổi sẽ giúp cô giáo và cha mẹ có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé.
Nguồn: medlatec.vn