Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Phương pháp phòng bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn là bệnh được xếp vào là loại bệnh ảnh hưởng đến cơ tim. Gia đoạn đầu không có triệu chứng hay dấu hiệu nên sẽ không phát hiện ra. Một số ít sẽ cảm thấy khó thở đi kèm với mệt mỏi và bị sưng chân. Một nhịp tim bất thường sẽ làm cho bệnh nhân gặp tình trạng ngất xỉu. Chính vì vậy bệnh này rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử; do nhịp tim tăng cao.

Những phương pháp phòng ngừa bệnh co tim giãn

Lối sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa được bệnh này; hoặc giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng và có thể di chứng; nên có lối sống hợp lý thể dục nhẹ thường xuyên:

  • Không hút thuốc lạm dụng hay thử
  • Không bia rượu hay uống các chất kích thích đi kèm; ảnh hưởng đến tim
  • Không sử dụng hay thử bất kì chất gây nghiện hay kích thích
  • Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng lành mạnh và hạn chế ăn muối; đồ ăn mặn (natri)
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Thực hiện chế độ tập luyện theo lời khuyên của bác sĩ
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

bênh cơ tim giãn

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu cảm thấy khó thở hay có những triệu chứng khác của bệnh cơ tim giãn, hãy đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Trường hợp bạn cảm thấy đau ngực kéo dài hơn vài phút hay khó thở nghiêm trọng, hãy gọi 115 hoặc các số điện thoại cấp cứu tại bệnh viện địa phương.

Khi có thành viên trong nhà bị bệnh cơ tim giãn, hãy tham gia sàng lọc cá nhân hoặc cả gia đình để phát hiện bệnh sớm, nếu có.

Các yếu tố rủi ro của bệnh cơ tim giãn

Bệnh lý này thường phổ biến hơn ở nam giới, trong độ tuổi từ 20–50. Tuy nhiên, nữ giới cũng có nguy cơ mắc phải. Các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Tổn thương cơ tim sau một cơn đau thắt ngực
  • Có tiền sử gia định bị bệnh cơ tim giãn
  • Viêm cơ tim do rối loạn hệ thống miễn dịch, như bị lupus
  • Rối loạn thần kinh cơ, như loạn dưỡng cơ

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn?

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và cả gia đình rồi tiến hành khám sức khỏe với ống nghe tim phổi.

Sau đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:

    • Xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin đánh giá về trái tim; cũng như giúp phát hiện nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa hay có độc tố; trong máu gây ra bệnh cơ tim giãn (nếu có).
    • X-quang ngực. Xét nghiệm hình ảnh này giúp kiểm tra cấu trúc ;và kích thước của tim, phổi. Đồng thời, bác sĩ có thể quan sát được mức dịch ở bên trong; hoặc xung quanh phổi.
    • Điện tâm đồ (ECG). Kỹ thuật này sẽ ghi nhận các tín hiệu điện được dẫn truyền qua tim. Qua đó, bác sĩ có thể nhìn thấy dấu hiệu nhịp tim bất thường ;hoặc các vấn đề đang có ở tâm thất trái.
    • Siêu âm tim. Đây là phương pháp chính trong chẩn đoán bệnh cơ tim giãn. Hình ảnh của tim được tạo ra nhờ các sóng âm thanh sẽ cho bác sĩ thấy ;liệu tâm thất trái có đang bị giãn rộng hay không. Kỹ thuật này cũng giúp nhìn thấy lượng máu; được bơm ra khỏi tim mỗi nhịp đập và hướng đi của dòng máu.

Thêm nữa…

    • Thử nghiệm gắng sức (exercise stress test). Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài tập; như đi bộ trên máy chạy bộ hay đạp xe tại chỗ. Các điện cực sẽ được gắn lên người bạn trong suốt quá trình thử nghiệm; để ghi nhận nhịp tim và mức oxy sử dụng. Thử nghiệm này cho biết mức độ nghiêm trọng; của các vấn đề do bệnh cơ tim giãn gây ra. Nếu không thể tham gia các bài tập, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc để khiến tim hoạt động mạnh.
    • Chụp CT hoặc MRI. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai xét nghiệm hình ảnh này để kiểm tra kích thước; và chức năng của tâm thất trái.
    • Đặt ống thông tim. Đây là một thủ thuật xâm lấn, bác sĩ sẽ luồn một ống dài và hẹp qua mạch máu ở cánh tay; háng hay từ cổ vào đến tim. Sau đó, hình ảnh các động mạch vành sẽ hiện lên trên phim X-quang; và bác sĩ có thể đo được áp lực trong tim, lấy một mẫu mô cơ để kiểm tra thương tổn xem; có bị bệnh cơ tim giãn hay không.
    • Sàng lọc di truyền và tư vấn. Nếu bác sĩ không xác định được nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim giãn; họ có thể đề nghị làm sàng lọc các thành viên khác trong gia đình; để xem bệnh lý này có di truyền qua các thế hệ nhà bạn không.

 

Trích:helobacsi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *