Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Phương pháp phòng bệnh cảm cúm cảm lạnh

Bệnh cúm do một loại virus gây ra, chúng thường ảnh hưởng nhiều nhất đến mũi. Có tên gọi khác là “cúm”, là loại bệnh có thể lây nhiễm do một loại virus cúm. Triệu chứng xuất hiện tùy theo từng cơ địa và tình trạng sức khỏe. Chủ yếu là biểu hiện từ nhẹ đến nặng sau đó mới khỏi dần; bao gồm sốt cao, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức bắp thịt, nhức đầu, ho và cảm thấy mệt mỏi. Những triệu chứng sẽ xuất hiện khác sớm khi ta tiếp xúc đến với người bệnh. Nên tránh tiếp xúc nếu tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Nhưng những cơn ho hoặc tắc mũi có thể kéo dài nhưng không kèm theo sốt. Thường bệnh đối với trẻ con có hiện tượng buồn nôn ói mửa; nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến ở người lớn.

Chúng không có cách trị hẳn vì do virus này chuyển từ các thể này qua cá thể khác. Nhưng có thể khắc phục chúng bằng nhiều cách. Nên lưu lại để áp dụng cho bản thân và mọi người:

cảm cúm

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cảm lạnh và cúm?

Bạn cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và tịnh dưỡng để khỏi bệnh một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau.

  • Giữ ẩm không khí với dụng cụ làm ẩm để giúp cổ họng và mũi dễ chịu;
  • Ăn thức ăn lỏng, ấm như món súp gà có thể làm dịu cơn đau, ngứa cổ họng;
  • Rửa tay thường xuyên để tránh lây lan nhiễm trùng. Nếu không tiện rửa tay thì hãy giữ một chai nước rửa tay nhỏ trong túi xách;
  • Kiểm soát các triệu chứng bằng các loại thuốc không kê toa.

Vào mùa hè hay mùa đông, bạn vẫn có thể bị cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm:

  • Tiêm vắc-xin ngừa cúm để giảm nguy cơ nhiễm trùng;
  • Rửa tay và quét dọn nhà cửa thường xuyên;
  • Ăn thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ thống miễn dịch;
  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Nếu bạn mắc phải cúm hay cảm lạnh, hãy tránh lây lan cho người khác bằng cách:

  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Các vi trùng có thể bay trong không khí;
  • Rửa tay thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng hoặc mang theo nước rửa tay;
  • Vứt khăn giấy sau khi đã sử dụng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh cảm lạnh và cúm?

Dựa vào các triệu chứng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cảm lạnh và cúm. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn gặp phải tình trạng này thì bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể. Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác, như xét nghiệm máu nếu cần thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cảm lạnh và cúm?

Thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước để điều trị bệnh cảm lạnh và cúm nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại thuốc kháng virus. Nếu bạn uống ngay sau khi nhận thấy có các triệu chứng thì thuốc này có thể làm thời gian mắc bệnh giảm đi 1 ngày hoặc nhiều hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tác dụng phụ của thuốc kháng virus có thể bao gồm buồn nôn và ói mửa. Bạn có thể giảm những tác dụng phụ nếu dùng thuốc kèm với bữa ăn.

trích:hellobacsi.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *