Vitamin K hỗ trợ quá trình làm đông máu của cơ thể. Vitamin K thuộc nhóm các vitamin tan trong dầu. Đây là một Vitamin có vai trò cực kì quan trọng. Bởi vì khi thiếu hụt chất này nghiêm trọng thì chức năng đông máu của cơ thể bị rối loạn. Dễ dẫn đến nguy cơ xuất huyết không cầm được ảnh hưởng tới tính mạng. Chính vì thế việc bổ sung Vitamin K là rất quan trọng. Nó chỉ cần một lượng ít nhưng lại cực kì ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cách làm sao để bổ sung Vitamin K cho cơ thể.
Vai trò của Vitamin K
Chống đông máu:
Vitamin K có vai trò trong quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin này thì thời gian đông máu có thể tăng lên, dẫn đến tình trạng xuất huyết hay chảy máu quá nhiều.
Ngoài việc ngăn ngừa tình trạng máu khó đông, một số tác dụng quan trọng của Vitamin K đối với cơ thể có thể kể đến như:
Bệnh tim:
Vitamin K2 hỗ trợ cho chống tình trạng vôi hóa trong động mạch. Do đó, thiếu Vitamin K sẽ dẫn đến một số bệnh liên quan đến tim mạch. Theo nghiên cho thấy, có tới 57% nạn nhân tử vong tử vong do tim ngừng đập liên quan chủ yếu đến việc thiếu vitamin K2. Thiếu vitamin K có thể gây đau tim rất cao
Ung thư:
Thiếu vitamin K cũng ảnh hưởng đến việc gây ra các bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi,… Khoa học đã chứng minh những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư nhiều hơn nếu thiếu vitamin K.
Loãng xương:
Có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ Canxi hiệu quả nên nếu bạn thiếu vitamin K sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương nhanh. Nhất là khi trên 40 tuổi với khả năng hấp thụ dưỡng chất ít đi. Và tình trạng thiếu hụt xương diễn ra nhanh chóng.
Quá trình lão hóa diễn ra nhanh: vitamin K không hỗ trợ cho việc chống các tác nhân lão hóa. Nhưng nếu thiếu vitamin K dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch và xương cốt khiến bạn trở nên già hơn so với tuổi thật của mình.
Vitamin K được chia thành 2 loại: Vitamin K1- nguồn gốc thực vật và Vitamin K2 – nguồn gốc vi khuẩn. Tế bào trở nên khỏe mạnh và mềm dẻo nhờ việc tham gia vào quá trình hình thành MGP của Vitamin K. Vì vậy, Vitamin K2 được các chuyên gia đánh giá cao vì khả năng phòng ngừa xơ hóa động mạch ở người già. Thành mạch sẽ bị canxi hóa tăng lên 30% so với người bình thường. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K.
Hướng dẫn bổ sung Vitamin K đúng cách
Tuy là một vitamin cần thiết cho cơ thể, nhưng không phải cứ bổ sung càng nhiều là sẽ tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyến khích tăng cường Vitamin K1 và K2 để tốt cho cơ thể. Còn Vitamin K3 – đây là một dạng vitamin K nhân tạo được tổng hợp từ hai loại trên. Chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài cách bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày. Bạn có thể tiêm hoặc uống thêm Vitamin K. Tuy nhiên, cách bổ sung qua thực phẩm là cách an toàn và tốt nhất.
Bổ sung Vitamin K bao nhiêu là đủ?
Tùy theo độ tuổi và giới tính lượng Vitamin K sẽ được bổ sung với liều lượng khác nhau. Cụ thể:
Nam trên 19 tuổi: 120 mcg/ ngày.
Nữ trên 19 tuổi: 90 mcg/ ngày.
Phụ nữ có thai: 90 mcg/ ngày.
Trẻ em từ 0 – 6 tháng đầu đời: 2 mcg/ ngày.
Phụ nữ đang cho con bú: 90 mcg/ ngày
Trẻ nhỏ từ 7 – 12 tháng: 2.5 mcg/ ngày.
Trẻ từ 1 – 4 tuổi: 30 mcg/ ngày.
Trẻ nhỏ từ 9 – 13 tuổi: 60 mcg/ ngày.
Thực phẩm tốt chứa nhiều Vitamin K
Khi bổ sung Vitamin K bằng thực phẩm, bạn cần tiêu thu Vitamin K cùng chất béo thì hiệu quá mới tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm giàu Vitamin K tốt cho sức khỏe.
Rau cải bó xôi: Được xếp vào nhóm các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cải bó xôi đặc biệt chứa hàm lượng Vitamin K cao, tốt cho cơ thể.
Húng quế: Trong húng quế chứa nhiều Vitamin K. Chỉ cần một lượng nhỏ lá húng quế cũng đã cung cấp đủ vitamin dành cho cơ thể.
Rau cải xoăn: Là một trong những thực phẩm giúp giảm cholesterol trong máu và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Bông cải xanh: Không chỉ giàu Vitamin K. Bông cải xanh cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin K cũng có nhiều trong dầu đậu nành, dâu tây, đậu xanh, sữa nguyên kem,…
Khi bổ sung vitamin K bằng thực phẩm cần tiêu thụ cùng chất béo để việc phẩm thụ có hiệu quả
Vitamin K1 có nhiều ở các loại rau xanh. Tuy nhiên, khác với động vật, con người không thể tự chuyển hóa Vitamin K1 thành Vitamin K2. Vì vậy, chúng ta cần nạp K2 từ nguồn bổ sung và thực phẩm khác để đảm bảo sức khỏe.
Một trong những thực phẩm rất giàu vitamin K2 có thể kể đến đó chính là đậu tương Nhật Bản. Đó chính là lý do người Nhật có tỉ lệ loãng xương thấp hơn so với người Châu Âu hay người Mỹ.
Một số lưu ý khi bổ sung vitamin K bạn cần biết
Để việc bổ sung Vitamin K hiệu quả và an toàn, bạn cần biết những điều sau.
Khi nào cần bổ sung Vitamin K
Ngoài việc bổ sung Vitamin K bằng những thực phẩm xanh hàng ngày. Ở những người có loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài. Hoặc do bệnh lý ở đường tiêu hóa làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột cần điều trị dự phòng thiếu hụt vitamin K.
Dự phòng rối loạn đông máu do thiếu hụt vitamin K.
Dùng Vitamin K để điều trị chảy máu sau khi sử dụng các loại thuốc quinine, salicylate hoặc kháng sinh.
Vitamin K được sử dụng để đẩy nhanh quá trình lành da và giảm sưng bầm sau khi phẫu thuật.
Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng Vitamin K
Bạn nên báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về máu, bệnh gan hay bệnh ở túi mật, bệnh đái tháo đường, bệnh về thận,…
Phụ nữ có thai và đang cho con bú dùng Vitamin K là không hoàn toàn an toàn. Vì vậy những đối tượng chỉ nên dùng Vitamin K khi có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên đọc thành phần thuốc để xem bạn có dị ứng với thành phần của thuốc hay không.
Nếu bị dị ứng khi dùng thuốc nên dừng lại và đến thăm khám ngay trung tâm y tế gần nhà.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi sử dụng thuốc như: chán ăn, giảm vận động, khó thở , sưng phù gan, mắt hoặc da bị vàng, khó nuốt, thở không đều, phát ban da, khó thở,…
Vitamin K là một vitamin quan trọng của cơ thể. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về việc bổ sung Vitamin K sao cho tốt nhất cho cơ thể.
Nguồn: medlatec.vn