Y Học Cổ Truyền

Hướng dẫn cách bảo vệ đôi mắt trẻ em

Mắt trẻ em vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương chính vì thế chúng cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Trẻ em sinh ngày nay hay găp các vấn đề về thị lực. Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, châm cứu, tiêm, bấm huyệt. . Để điều trị các bệnh về mắt. Y học dân gian xếp các bệnh về mắt thành ngũ tật, tật ở mắt. Mắt là một trong những cơ quan bên ngoài, nhưng lại liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng, 12 kinh mạch và não bộ.

Sách nội khoa của hoàng đế viết: Bộ phận trong cùng của mắt là sự bình an của cơ thể bên trong, là nơi cư trú của mắt, nơi mà mắt thường có thể cảm nhận được sự tỉnh táo linh hoạt của thần trí. Nói rõ hơn, tinh của thận là con ngươi, tinh từ mạch có màu đen, tinh của huyết là đường ngẫu, tinh của khí là mắt tròn, tinh của cơ là cơ của mắt. Tinh bọc di chuyển đến và đi từ gân, xương, máu và khí cũng như trong các hệ thống trong mạch (kết nối nhãn cầu với não; việc thiếu siêu âm tim có liên quan chặt chẽ đến kết nối này), đến não và ngược lại.

mắt trẻ em
Chứng cận thị

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất và ngày càng gia tăng ở trẻ em. Ước tính tại các thành phố lớn của nước ta khoảng 25-30% học sinh bị cận thị. Cận thị là chỉ nhìn thấy ở gần. Theo nguyên ngữ: Myopia thì My: mở một nửa, Opia: con mắt. Nghĩa là mắt hé mở một nửa. Trên thực tế, người cận thị khi muốn nhìn xa thường phải nheo mắt, lấy mi hoặc bàn tay che bớt con ngươi để nhìn xa được rõ hơn. Theo quang học, cận thị là một tật khúc xạ làm cho mắt chỉ thấy rõ vật gần trước mắt. Mắt cận thị chỉ có thể nhìn rõ khi sự vật được đưa lại gần mắt để hình ảnh được hội tụ tại võng mạc. Điểm xa nhất mà mắt nhận thấy được gọi là viễn điểm.

– Pháp trị: Kiện tỳ, ích Thận, cố tinh, làm sáng mắt.

– Bài thuốc: Tang Phiêu Tiêu Phương: (Tang phiêu tiêu, Phúc bồn tử, Thỏ ty , Đảng sâm, Bạch truật, Tiêu lục khúc, Sơn dược ).

– Châm cứu: Tinh minh, Thừa khấp, Toản trúc, Ngọc chẩm, Ế minh, Phong trì.

– Chăm sóc mắt trẻ em bằng xoa bóp bấm huyệt vùng mắt, giúp tăng cường lưu thông khí huyết vùng mắt, chống mỏi mắt, cận thị. Động tác: Xoa xoang và mắt. Ngồi hoa sen. Hai ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay khép lại. Gồm 3 động tác:

– Xoa xoang: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay đặt lên phía trong lông mày. Xoa vòng tròn từ phía trong lông mày ra phía ngoài xuống dưới gò má, vào mũi, đi lên phía trong lông mày và tiếp tục 10-20 lần; xoa các vòng có xoang xương hàm trên, xoang sàng và xoang trán.

Bệnh đau mắt hột

Tuyến lệ bị hẹp hay tắc do đau mắt hột, bệnh ở mũi gây ra. YHCT cho rằng do phong kết hợp với can thận âm hư gây ra bệnh. Cần chữa bằng phương pháp thông lệ đạo, hoặc cắt bỏ tuyến lệ, phương pháp điều trị bảo tồn của u học cổ truyền như sau:

– Pháp trị: Khu phong, bổ can thận.

– Bài thuốc: Bạch chỉ 8g, Uy linh tiên 12g, Xuyên khung 8g, Sinh địa 16g, Tế tan 6g, Kỷ tử 16g, Ô tặc cốt 12g, Bạch thược 12g.

– Châm cứu: Hào châm huyệt Tinh minh sâu ½ thốn (tránh không chạm vào nhãn cầu), lưu châm 15 phút, ngày châm một lần, 3-5 lần một liệu trình.

Bệnh quáng gà

Là bệnh do rối loạn chuyển hóa vitamin A gây ra. YHCT cho rằng do can, thận hư; không nuôi dưỡng và làm sáng được mắt mà sinh bệnh.

– Pháp trị: Bổ thận, bổ can huyết.

– Bài thuốc: Cốc tinh thảo 40g, Kỷ tử 16g, Vỏ hến trắng nung 40g, Cúc hoa 20g, Hạt muồng 20g. Tán thành bột, người lớn dùng 12g, trẻ em dùng 4-5g một ngày.

Bệnh về dây thần kinh mắt trẻ em

Y học cổ truyền gọi là chứng thông manh, do can huyết hư nên can phong nổi lên mà gây ra bệnh. Bệnh là thị lực giảm, nhìn không rõ, thường kèm thêm đau đầu. Soi đáy mắt phát hiện viêm và sung huyết, tĩnh mạch trung tâm nở rộng ngoằn ngoèo ở đoạn đầu của dây thần kinh.

– Pháp trị: Bổ can huyết, tức phong.

– Bài thuốc: Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch tật lê 8g, Thiên ma 8g, Câu đằng 16g, Đương quy 12g, Hà thủ ô 16g, Ngũ vị tử 6g, Thục địa 16g, Sa tiền tử 16g.

– Châm cứu: Cách du; Can du; Thái xung; Thận du; Tỳ ; Tinh minh; Thừa khấp.

– Bài thuốc 2: Minh mục hoàn (Thục địa 230g; Phục linh 120g; Trạch tar120g; Đan bì 120g; Sơn thù 16g; Sơn dược 16-g, Cúc hoa 120g, Bạch thược 120g, Kỷ tử 120g; Bạch tật lê 120g; Thạch quyết minh 160g. Tán thành bột, làm viên ngày 20g chia làm hai lần).

– Châm cứu: Thận du; Can du; Tinh minh; Túc tam lý; Tam âm giao; Quang minh./

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *