Bệnh lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm được biết đến với những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh do vi khuẩn lao; một loại vi khuẩn có thể gây bệnh ở nhiều nơi trên cơ thể như: lao phổi, lao khớp, lao màng não, lao hạch, lao ruột, lao sinh dục, lao màng bụng… Và trong đó, lao phổi là thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ gần 90%.
Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi bệnh lây lan qua đường không khí. Với nguồn lây bệnh trực tiếp từ những người hoặc động vật mắc bệnh lao. Và không hề thông qua các vật thể trung gian. Hiện nay, bệnh lao đã không còn là nỗi ám ảnh của con người. Bởi nếu như được phát hiện kịp thời, rất nhiều bệnh nhân lao phổi đã đều được chữa trị thành công. Với những phác đồ điều trị đúng đắn. Và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc điều trị.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng cũng là một vấn đề cần được chú trọng hàng đầu. Thế nhưng hầu hết các bệnh nhân và người nhà lại không biết rõ về vấn đề này. Vậy nên, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc “Bệnh lao phổi nên ăn gì?”.
Bổ sung khoáng chất
Kẽm: Bên cạnh là một yếu tố cần cho sự đông máu. Kẽm còn có tác dụng làm giảm tốc độ lão hóa da ,tăng tốc độ phục hồi vết thương và cân bằng hệ miễn dịch. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân lao phổi có thể bị thiếu hụt kẽm. Do tác dụng của thuốc dẫn đến chán ăn và suy giảm hệ miễn dịch. Nếu còn băn khoăn không biết bệnh lao phổi nên ăn gì thì cần chú trọng cung cấp các thực phẩm chứa nhiều kẽm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có hải sản, đậu hà lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc….
Sắt: Sắt là chất tạo nên thành phần hemoglobin của hồng cầu. Và là thành phần quan trọng trong nhân tế bào. Bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu máu do thiếu sắt. Phương pháp cung cấp sắt nhanh nhất. Cho bệnh nhân lao phổi là chế độ ăn uống. Cần bổ sung các thực phẩm chứa sắt trong khẩu phần ăn: mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng…
Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều kali (có vai trò giảm xuất huyết và tăng sinh các tế bào khỏe mạnh). Bạn nên bổ sung thêm rau xanh, dầu thực vật, gan, khoai tây, măng.Thực phẩm chứa nhiều selen (có vai trò loại bỏ các chất độc hại, hoạt hóa lại hệ thống enzyme..). Như sữa, đậu tương, vừng, ớt…
Bổ sung chất xơ
Trong khẩu phần ăn bệnh nhân cần thêm vào các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, phomai. Vai trò của chất xơ sẽ giúp bệnh nhân cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy.
Tăng cường vitamin
Vitamin A , E ,C là những chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó tránh được quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn. Những thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin này là: gan, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển, rau có màu xanh….
Vitamin K, vitamin nhóm B: Do đường tiêu hóa bị tổn thương. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của người bệnh kém, dẫn đến thiếu hụt vitamin K và vitamin nhóm B. Kết quả của sự thiếu hụt ấy có thể gây trở ngại cho quá trình đông máu (vitamin K). Làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, gây viêm dây thần kinh ngoại biên…
Do đó, nếu không biết người bệnh lao phổi nên ăn gì thì cần chú ý bổ sung một số thực phẩm như gan, rau xanh, thịt lợn, đậu, khoai tây…
Nguồn thaythuocvietnam.vn