Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Theo Bệnh Lý

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan

Xơ gan là bệnh lý được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bởi các sẹo và mô cơ. Các nốt tân sinh cũng xuất hiện dẫn đến mất chức năng gan. Nguyên nhân dẫn đến xơ gan có thể là do lạm dụng rượu, bia gây ra gan nhiễm mỡ.

Đây là căn bệnh khó phát hiện ở thời kì đầu nhất, vì không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng như: mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, ngứa ngáy, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng hơn. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến xấu (đi ngoài phân đen, hôn mê gan, suy thận). Gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Đối với người bệnh xơ gan, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Có thể điều trị bằng việc dừng sử dụng các chất kích thích, các thực phẩm có hại cho gan. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Xơ gan giai đoạn cuối cũng có thể áp dụng tương tự để cải thiện tình trạng bệnh.

Xơ gan hoàn toàn có thể được điều trị với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xơ gan là giai đoạn cuối của các bệnh về gan mật mạn tính. Bệnh nhân xơ gan thường có các triệu chứng mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, táo bón đau bụng, phù chân, cổ chướng, xuất huyết tiêu hóa…Bệnh tiến triển qua 2 giai đoạn: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.

Xơ gan còn bù (Giai đoạn chưa có cổ chướng)

Ở những bênh nhân này chức năng gan vẫn còn mặc dù bị yếu dần nhưng về lâu dài để tránh suy dinh dưỡng vẫn nên duy trì chế độ ăn hợp lý gần như bình thường đầy đủ các thành phần đạm, đường, mỡ, vitamin và khoáng chất, tránh kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời, chia nhỏ bữa ăn để tạo sự ngon miệng và thay đổi các loại thức ăn cho đa dạng.

Protid (đạm)

Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, đạm quý, ít béo như. Thịt lợn nạc, gà nạc, cá nạc, trứng, sữa bột tách bơ. Đặc biệt là các loại đỗ và chế phẩm từ đậu đỗ.

Giảm chất béo

Người bệnh gan cần giảm các chất béo động vật, hạn chế ăn các món rán. Nên dùng dầu thực vật, bơ (không nấu ở nhiệt độ cao).

Glucid (đường)

Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như gạo, khoai củ, đường glucose, mật ong, các loại quả ngọt. Tránh các loại bánh kẹo nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt.

Tăng cường các loại rau xanh và quả chín

Mỗi ngày cần cung cấp đủ 300 – 400g rau xanh và 200g quả chín. Nên chọn các loại lá xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau cải, rau dền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ. Các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín…

Bổ sung đầy đủ lượng nước: 1,5-2l/ngày.

Chế độ ăn cho bệnh xơ gan mất bù (phù, cổ chướng)

Về nguyên tắc và mục đích giống chế độ ăn của xơ gan còn bù, nhưng cần chú ý một vài điểm sau:

Giảm lượng đạm, tăng đạm quý (có acid amin mạch nhánh- BCAAs), giảm muối, tăng chất xơ trong rau xanh, trái cây. Hay chất xơ thô để nhuận tràng sao cho đi ngoài 2-3 lần/ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây còn làm tăng kali cho bệnh nhân. Đảm bảo lượng nước uống 1-1,2l/ngày nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: lá trà xanh, lá cây nhọ nồi, nhân trần, Actiso…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những cải thiện được tình trạng “sợ” ăn của bệnh nhân xơ gan mà còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng xơ gan cũng như phòng ngừa biến chứng trong bệnh xơ gan mất bù.

Nguồn benhvien108.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *