Những con virus cúm rất dễ phát triển và lây lan khi tiết trời chuyển mùa khô, lạnh. Nếu không biết phòng tránh cũng như điều trị bệnh cúm đúng, kịp thời có thể sẽ dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng. Đó là các vấn đề về tim mạch, hô hấp, viêm phổi…
Người cao tuổi hay phụ nữ mang thai hoặc trẻ em là những đối tượng thường dễ mắc cảm cúm. Ngoài ra, những người có khả năng miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm. Triệu chứng ban đầu của cảm cúm là sốt và có thể đến 39 độ C , ngứa và đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, ho, xung huyết mắt. Cùng với đó, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, chảy nước mắt. Thông thường, triệu chứng ho sẽ xuất hiện sau những triệu chứng ở mũi. Bệnh cảm cúm thường kéo dài trong thời gian khoảng 1 tuần.
Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn chủ động trong việc phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa.
Rửa tay thường xuyên giúp phòng bệnh cúm hiệu quả
Trên thực tế, phần lớn nhiều người trong chúng ta thường không có thói quen rửa tay sau khi sử dụng các thiết bị, phương tiện nơi công cộng. Tuy nhiên, cần phải có và giữ được thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trong thời đại mà dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Sẽ giúp bạn ngăn ngừa bênh cúm hay bệnh viêm đường hô hấp cấp hiệu quả khi rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dich diệt khuẩn.
Nhâm nhi trà nóng
Theo các chuyên gia tai mũi họng, một liệu pháp hiệu quả trong phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm hiện nay là thói quen uống trà nóng với chanh và mật ong ngay tại nhà. Chanh có tác dụng làm loãng dịch nhầy. Còn mật ong được xem là chất kháng khuẩn cực kỳ tốt. Trà với hơi nóng cùng tác dụng sẵn có sẽ giúp kích thích niêm mạc mũi và góp phần loại bỏ mầm bệnh.
Làm sạch văn phòng để phòng bệnh cúm
Có những đồ dùng trong văn phòng mà sẽ rất nhiều người chạm vào sẽ bám vi khuẩn. Có thể kể đến như lò vi sóng, phím máy fax, tay nắm, nút thang máy,…. Làm sạch bằng chất tẩy rửa tốt, ít nhất 1 lần/tuần. Có thể bạn không ngờ đến nhưng Rhinoviruses (loại virus phổ biến nhất gây chứng cảm lạnh thông thường) có thể sống trên bề mặt đến 48 giờ.
Những thực phẩm giúp phòng bệnh cúm khi giao mùa
Trà gừng tươi: Hãy tự pha cho mình 1 ly trà gừng tươi để nhâm nhi. Trong thời tiết giao mùa, trà nóng vừa có tác dụng thưởng thức và phòng cúm. Nên uống ấm dùng kèm với đường phèn và một ít muối hằng ngày. Nó có tác dụng phòng bệnh cúm. Hơn nữa, đây còn là phương pháp giúp bạn nâng cao sức đề kháng; là phương pháp làm đẹp da cực kỳ đơn giản mà hiệu quả.
Hành tây sống: Hành tây sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh cúm nếu bạn thường xuyên ăn sống nó. Để dễ ăn hơn,bạn có thể dùng một ít dầu ăn nóng hoặc nước nóng rưới lên nhé.
Tỏi: Với tỏi, bạn có thể sử dụng nhiều các. Có thể ăn tỏi tươi, uống rượu tỏi hay cầu kỳ hơn là trộn đều tỏi đã bằm nhuyễn với mật ong, uống với nước đun sôi để nguội. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh cúm cực kỳ hiệu quả.
Trích dẫn: songkhoe.vn