Bệnh cơ tim giãn là gì?
Bệnh cơ tim giãn (dilated cardiomyopathy) là loại bệnh mà các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân của nó. Nó bắt nguồn từ việc bơm máu của tim là tâm thất trái. Hiện tượng này xảy ra đó là hiện tượng cơ tim trái bị giãn to ra; khiến việc co bóp bơm máu ngày càng yếu dần; khiến tim ngày càng yếu hơn.
Bệnh khi ở thời gian đầu, tim có các buồng sẽ làm nhiệm vụ giãn nở liên tục; để giữ nhiều máu hơn cho tim để tim bơm được máu cho toàn cơ thể. Đó là sự ngăn lắp của tim để giúp tim tăng cường khả năng co bóp; và có thể duy trì được chức năng bơm máu trong thời gian ngắn. Đồng nghĩa với đó tim không thể co bóp mạnh mãi như vậy được. Lâu dần thì các thành tim không thể trụ được nên chúng sẽ dãn nở; thành tim trở lên yếu đi và không thể bơm mạnh như trước.
Khi đó thận sẽ giải quyết vấn đề này nhanh bằng cách giữ lại nước và natri. Nếu dịch cơ thể bị tích tụ ở chân, mắt cá chân, bàn chân, phổi hoặc các cơ quan khác, suy tim sung huyết sẽ xảy ra.
Bệnh cơ tim giãn có thể không gây ra triệu chứng nhưng ở một số người, bệnh lý này có khả năng gây đe dọa đến tính mạng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây suy tim hay góp phần khiến nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim), hình thành huyết khối (cục máu đông) hoặc tử vong đột ngột.
Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có khả năng gặp phải bệnh lý này, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên, đối tượng thường mắc phải nhất là nam giới từ 20–50 tuổi.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh cơ tim giãn
Nếu mắc phải bệnh cơ tim giãn, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng suy tim hay rối loạn nhịp tim do nó gây nên. Những dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Mệt mỏi quá mức
- Khó thở khi hoạt động hoặc nằm xuống
- Giảm khả năng tập thể dục
- Sưng (phù) ở chân, mắt cá chân và bàn chân
- Tăng cân, ho và sung huyết do cơ thể bị giữ nước
- Sưng vùng bụng do ứ dịch (cổ trướng)
- Đau tức ngực
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Có âm thanh lạ khi nghe tiếng tim đập (tiếng thổi ở tim)
Người bệnh có thể sẽ hình thành cục máu đông do tốc độ chảy của máu trong cơ thể giảm xuống. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến các cơ quan khác sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như đến phổi gây thuyên tắc phổi, đến thận làm thuyên tắc thận, đến não gây thuyên tắc não hoặc đột quỵ, đi đến các chi gây thuyên tắc mạch ngoại biên.
Nguyên nhân cơ tim giãn là gì?
Đa số trường hợp mắc bệnh cơ tim giãn không xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể khiến cho tâm thất trái bị giãn và suy yếu, bao gồm:
- Đái tháo đường
- Béo phì
- Tăng huyết áp
- Bệnh tuyến giáp
- Lạm dụng rượu
- Một số loại thuốc điều trị ung thư
- Sử dụng và lạm dụng cocain
- Nhiễm trùng, kể cả do vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng
- Tiếp xúc với chất độc như chì, thủy ngân và coban
- Loạn nhịp tim
- Biến chứng ở giai đoạn cuối của thai kỳ
- Bệnh cơ tim chu sản
Khi không tìm được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng này là bệnh cơ tim giãn vô căn. Khoảng 1/3 người bệnh cơ tim giãn vô căn có người thân trong gia đình cũng mắc phải bệnh lý này.
Trích:hellobacsi.vn