Bàn chân có cấu trúc gồm nhiều dây chằng và cơ tạo thành. Gặp nhiều động vật có xương sống và con người. Có nhiều chức năng quan trọng và còn để làm vật đo lường. Bệnh chân bẹt thường xuất hiện ở trẻ nhỏ khi chúng đến 5 tuổi; một sô đến năm 10 tuổi mới hết. Bởi vì xương, dây chằng và gân dưới chân phải cần một thời gian để tạo thành một vòm hỗ trợ. Chính vì vậy không nên hoảng hốt khi con bạn gặp phải tình trạng này; đặc biệt khi chúng di chuyển vận động chạy nhảy mà không bị đau nhức – chúng có thể sẽ to ra, vì vậy không cần phải điều trị và cố gắng để chữa.
Bệnh chân bẹt thường do di truyền
Chính vì vậy sẽ có các bài tập để ngăn ngừa bệnh chân bẹt. Công nghệ tiên tiến hiện nay, có phương pháp nắn theo từng ngày đó là mang đế chỉnh hình (giày cho bàn chân bẹt); đó là cách khắc phục gặp nhiều ở hiện nay. Nhiều người bệnh lựa chọn biện pháp này; không chỉ vì hiệu quả do đế chỉnh hình bàn chân mang lại mà còn bởi tính an toàn cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách điều trị bàn chân bẹt này; cần nhiều thời gian để đem đến kết quả như mong đợi.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường khuyến khích người bệnh chú trọng việc nghỉ ngơi; cho đến khi các triệu chứng cải thiện. Đồng thời, hãy hạn chế những hoạt động có nguy cơ tạo thêm áp lực lên bàn chân.
Mặt khác, đối với trường hợp khớp hoặc gân chịu thương tổn; bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bao gồm sử dụng đế chỉnh hình bàn chân kết hợp ;với thuốc giảm đau với mục đích xoa dịu triệu chứng. Nếu hiệu quả không như mong đợi, người bệnh có thể cần được can thiệp bằng phẫu thuật.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bàn chân bẹt để tách xương bàn chân trong trường hợp bị dính lại với nhau.
Ngoài những biện pháp điều trị trên, các chuyên gia cũng có thể hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập trị liệu nhằm kiểm soát tốt các biểu hiện, đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.
Theo Viện Hàn lâm Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), hai bài tập dưới đây có tác dụng cải thiện sức khỏe cũng như độ linh hoạt ở bàn chân và mắt cá chân, từ đó xoa dịu triệu chứng bệnh.
Kéo giãn gót chân
- Đứng đối diện với bức tường.
- Đặt một tay lên tường, ngang tầm mắt.
- Đưa chân cần kéo giãn gót ra sau, lưu ý luôn giữ gót chân tiếp xúc với mặt đất.
- Khuỵu chân trước xuống cho đến khi bạn cảm thấy căng ở chân sau.
- Duy trì tư thế trong 30 giây rồi quay về tư thế ban đầu.
- Tạm nghỉ trong 30 giây rồi tiếp tục lặp lại các động tác trên thêm 9 lần nữa.
Khi thực hiện bài tập này, bạn nên chú ý giữ lưng thẳng. Bên cạnh đó, bài tập có thể phát huy tối đa hiệu quả nếu bạn tập hai lần mỗi ngày.
Tập vật lý trị liệu với quả bóng nhỏ
Để thực hiện bài tập này, bạn sẽ cần một chiếc ghế cùng quả bóng nhỏ. Bạn có thể chọn quả bóng gai hoặc banh tennis. Các bước tập luyện bao gồm:
- Ngồi vững trên ghế và đặt quả bóng dưới một lòng bàn chân.
- Tập trung lăn bóng ở vòm chân.
- Lưu ý tư thế ngồi thẳng lưng.
- Lặp lại động tác lăn bóng liên tục trong ba phút rồi đổi chân.
Trích:hellobacsi.vn