Bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân của người được tạo thành từ nhiều dây chằng và từ nhiều cơ; nên chân có vai trò vô cùng quan trọng đó là di chuyển và giữ thăng bằng cho cơ thể. Có tác dụng khác đó là giảm lực từ mặt đất khi di chuyển hay chạy; lên các khớp cổ chân, đầu gối, hông cũng như thắt lưng. Nhất là khi tham gia các hoạt động vui chơi hay các môn thể thao. Chính vì vậy chân đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người.
Người mà được xem là mắc bệnh bàn chân bẹt (flatfeet); những người bị mắc vậy thường không có vòm bàn chân như người bình thường; hoặc độ lõm bàn chân quá thấp. Điều này gây cản trở vô cùng lớn đối với những bệnh nhân. Khi bàn chân không có vòm toàn bộ bàn chân sẽ tiếp xúc xuống mặt đất. Đồng thời khi đó áp lực sẽ dồn lên chân và tạo ra các cơn đau buốt khi di chuyển hay vận động.
Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em
Mặc dù tình trạng tật bàn chân bẹt ở người lớn cũng được ghi nhận nhưng vấn đề sức khỏe này thường phổ biến ở trẻ em hơn.
Thực tế, bàn chân của trẻ sơ sinh không có vòm vì phần lớn cấu trúc bàn chân là các mô mềm. Vòm bàn chân sẽ phát triển sau 2 – 3 năm kể từ khi bé chào đời. Nếu qua giai đoạn này lõm bàn chân vẫn chưa hình thành, bác sĩ sẽ chẩn đoán là trẻ bị bàn chân bẹt.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh bàn chân bẹt
Triệu chứng phổ biến nhất của tật bàn chân bẹt là các cơn đau nhức khó chịu xuất hiện ở bàn chân, phát sinh bởi cơ và dây chằng bị chèn ép nặng nề.
Thêm vào đó, tình trạng đau nhức khó chịu còn có khả năng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, ví dụ như:
- Mắt cá chân
- Bắp chân
- Đầu gối
- Hông
- Thắt lưng
- Cẳng chân
Ngoài ra, trọng lượng cơ thể của người mắc chứng bàn chân bẹt cũng sẽ không phân bố đồng đều. Do đó, bạn nên tranh thủ tìm gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân nếu phát hiện một bên giày có xu hướng bị mài mòn nhanh hơn bên còn lại.
Mặt khác, dáng đi của người có bàn chân bẹt cũng khác so với người bình thường, chẳng hạn như:
- Chân đi hình chữ V
- Khớp gối xoay lệch và hướng vào nhau
- Cổ chân có thể xoay vào trong hoặc ra ngoài
Nguyên nhân gây ra bệnh bàn chân bẹt là gì?
Hội chứng bàn chân bẹt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có thể bao gồm:
- Yếu tố di truyền
- Độ cao của vòm chân quá thấp
- Bàn chân hoặc mắt cá chân từng bị chấn thương
- Các tình trạng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp
- Chấn thương, rối loạn chức năng dây chằng giữa lòng bàn chân
- Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thần kinh hoặc cơ, ví dụ như bại não, loạn dưỡng cơ hay tật nứt đốt sống…
Trong một vài trường hợp ít gặp, vòm bàn chân không phát triển còn có thể là do sự hiện diện của cầu xương ở bàn chân. Tình trạng này xảy ra khi các xương bàn chân dính lại với nhau một cách bất thường, khiến bàn chân cứng và mất độ lõm. Trẻ nhỏ thường dễ gặp phải vấn đề này hơn so với người trưởng thành.
Ngoài ra, một số yếu tố tiềm ẩn khác góp phần cản trở sự hình thành của vòm bàn chân có thể nhắc đến như:
-
- Thừa cân, béo phì
- Đái tháo đường (tiểu đường)
- Mang thai
- Tuổi tác
- Viêm hoặc rách gân chân do thường xuyên hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài
Trích:hellobacsi.vn