Phương Pháp Phòng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh gai xương

Gai xương chính là sự xuất hiện của các mỏm xương; hoặc tạo ra các điểm nhô ra tại các khớp trên các khớp xương ở cơ thể. Những mỏm xương này được hình thành tạo ra trong một thời gian dài; khi chúng ta gây ra sự tổn thương về cử động trên bề mặt khớp. Chính vì vậy tùy từng mức độ bệnh mà tạo ra các cơn đau khác nhau. Phần lớn bị gai ở các đốt sống lưng và cổ. Ở đó tập trung rất nhiều đốt sống; cột sống là nơi để cả cơ thể chịu lực vào. Nhưng phần lớn khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Các từ ngữ y khoa như gai đốt sống cổ (Cervical Spondylosis), gai đốt sống ngực (Thoratic Spondylosis) và gai đốt sống thắt lưng (Lumbar Spondylosis) được sử dụng tương ứng với khu vực mắc phải.

Nơi mà thường mọc gai là bề mặt và phần bên của cột sống; ít khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

gai xương

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gai xương?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Lối sống như:

  • Năng động;
  • Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng giúp giảm viêm và hỗ trợ sụn khớp;
  • Duy trì cân nặng cơ thể phù hợp;
  • Nghỉ ngơi điều độ;
  • Kiểu soát đau bằng cách tự nhiên.

Và các liệu pháp tại nhà, bao gồm:

  • Gừng;
  • Giấm;
  • Nghệ;
  • Hoa cúc;
  • Hạt lanh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gai xương?

Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm tại chỗ để làm giảm viêm. Tuy nhiên, phương pháp này lệ thuộc vào vùng bị gai xương. Trong các trường hợp nặng như gai xương gây các vấn đề về thần kinh, bạn cần phải phẫu thuật bỏ các gai.

Một số phương pháp điều trị thông dụng khác có thể dùng như tập thể dục để tăng cường độ vững chắc của xương cũng như sức chịu đựng của cơ, chế độ ăn lành mạnh cung cấp các chất dinh dưỡng cho xương. Bệnh gai xương không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp nếu không làm cản trở hoạt động hằng ngày của bạn.

Điều trị

Khi bị gai cột sống, nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại.

Người bệnh bị gai cột sống thường được điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc corticoid, nhóm vitamin, thuốc giãn cơ hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện.

  • Bài thuốc từ hạt đu đủ chưng rượu
  • Bài thuốc trị gai cột sống lưng từ cây lá lốt
  • Bài thuốc từ bưởi + chanh + đường đỏ
  • Bài thuốc từ cây ngải cứu
  • Bài thuốc từ cây xương rồng + cám gạo

Đây đều là những cây thuốc nam có tác dụng điều trị gai cột sống rất tốt, dễ tìm, tiết kiệm chi phí, gần gũi với đời sống hàng ngày nên bất kì bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được.

trích:hellobacsi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *